logo

Cảm nhận Bài thơ Đôi dép của Nguyễn Trung Kiên

“Bài thơ Đôi dép” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Trung Kiên, được sáng tác năm vào năm 1995, in lần đầu vào ngày 15/12/1997 trên tạp trí Thế giới mới khi tác giả vẫn còn là sinh viên của trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là mẫu Cảm nhận Bài thơ Đôi dép mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo.


Nội dung bài thơ Đôi dép

      Qua hình ảnh đôi dép nhà thơ Nguyễn Trung Kiên đã thể hiện tâm sự của mình về tình yêu - thứ tình cảm sâu nặng trong cuộc đời của mỗi con người. Đó là một tình yêu thuỷ chung son sắt, không giả dối mà gắn bó, không tính toán thiệt hơn, biết sẻ chia cảm thông, chẳng rời xa nửa bước. Từ sự khăng khít không thể tách rời của đôi dép, tác giả cũng truyền tải tới bạn đọc thông điệp về tình yêu thuỷ chung, bền vững vốn là truyền thống là đạo lí của con người Việt Nam. Bài thơ còn là một bài học quý giá dành cho những ai đã yêu, chưa yêu và sẽ yêu.


Đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đôi dép

-  Tác giả sử dụng thể thơ hiện đại

-  Ngôn từ bình dị, mộc mạc

-  Giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái

-  Hình ảnh thơ sâu lắng, giàu sức gợi hình gợi cảm


Dàn ý Cảm nhận Bài thơ Đôi dép

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Kiên, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận là cảm nhận “Bài thơ Đôi dép”

II. Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác: viết năm vào năm 1995, in lầu đầu vào ngày 15/12/1997 trên tạp trí Thế giới mới khi tác giả vẫn còn là sinh viên khoa Ngữ Văn của trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

- Chủ đề: Mượn hình ảnh đôi dép nhỏ bé, quen thuộc để thể hiện ý nghĩa cao đẹp của tình yêu là sự gắn bó, thủy chung.

- Nhà thơ lấy hình ảnh đôi dép- một vật dụng nhỏ bé, tầm thường, hạ cấp mang ra để so sánh cho tình yêu

- Khi đã cuốn vào lưới tình rồi, thì những vật “tầm thường” nhỏ bé hàng ngày cũng là nguồn cảm hứng để “viết thành thơ”.

- Trong bất cứ trường hợp nào chúng cũng cùng “gánh vác những nẻo đường xuôi ngược”, “lên thảm nhung, xuống cát bụi”, “cùng bước, cùng mòn”, “cùng chia sẻ sức người chà đạp” nguyện một lòng chung thủy với nhau “dẫu vinh nhục không đi cùng người khác”. 

- Từ “cùng” lặp 5 lần qua nhằm nhấn mạnh đến sự gắn bó ân nghĩa thủy chung sâu sắc, giữa người vợ và người chồng

- Cụm từ “xa lìa”, “khập khiễng”, “hụt hẫng”, “chênh vênh”,… thể hiện cảm xúc đau buồn, nuối tiếc 

=> Tác phẩm không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc mà còn rất gần gũi, thân thuộc với đời sống hàng ngày.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về bài thơ (có thể liên hệ, mở rộng)

Dàn ý Cảm nhận Bài thơ Đôi dép

Cảm nhận Bài thơ Đôi dép

      “Bài thơ Đôi dép” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Trung Kiên, được sáng tác năm vào năm 1995, in lầu đầu vào ngày 15/12/1997 trên tạp trí Thế giới mới khi tác giả vẫn còn là sinh viên khoa Ngữ Văn của trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết trong một lần nhà thơ và bạn tranh luận về đề tài khi người ta mang dép thì chiếc dép bên phải hay bên trái sẽ mòn trước:

      Có thể nói tình yêu là một thứ tình cảm cao cấp nhất đối với con người. Bởi vậy nên từ lâu khi nói về tình yêu, người ta vẫn hay thường sử dụng biết bao mỹ từ cùng bao loại vật chất thanh cao, vô giá được đem ra để ước lệ, thẩm định tình yêu. Nhưng tuyệt nhiên chưa có ai lại lấy hình ảnh đôi dép- một vật dụng nhỏ bé, tầm thường, hạ cấp mang ra để so sánh cho tình yêu bao giờ. Tuy nhiên, với tác giả Nguyễn Trung Kiên, bằng những cảm nhận mà một người bình thường chưa có thể cảm nhận được nhà thơ đã làm cho biết bao người yêu và đang yêu phải...giật mình khi đọc những vần thơ trong “”Bài thơ Đôi dép”. Hóa ra cũng có những thứ bình dị, thân thuộc gắn liền với ta từng giờ phút trong đời sống mà ta chưa hề chú ý hay chưa hiểu rõ về nó. 

      Với ngôn từ giản dị, mộc mạc, giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái, tác phẩm đã gây ấn tượng đặc biệt tới độc giả từ ngay từ những dòng thơ đầu:

“Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em

Là bài thơ anh kể về đôi dép"

      Hầu hết, khi nói về sự bền chặt, thủy chung của tình yêu đôi lứa người ta vẫn hay thường thường ví von bằng nhiều hình ảnh khác nhau như: một đôi đũa ngọc, bầu với dầu… Nhưng ở đây, nhà thơ Nguyễn Trung Kiên lại lựa chọn hình ảnh đôi dép để giãi bày tấm chân tình của mình.

      Và “khi yêu thì ai cũng là thi sĩ” cũng bởi vậy mà mấy ai nỡ lòng phản bác lại tấm lòng của người làm thơ:

“Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết

Những vật tầm thường cũng viết thành thơ.”

      Đến đây, bạn đọc khó có thể làm ngơ khi mà tác giả đã bày tỏ nỗi nhớ da diết của mình bằng sự chân thành, phong cách trầm tĩnh, lời thơ nhẹ nhàng, và nghe rất hợp lý. Khi đã cuốn vào lưới tình rồi, thì những vật “tầm thường” nhỏ bé hàng ngày cũng là nguồn cảm hứng để “viết thành thơ”.

      Hai đoạn thơ tiếp theo Nguyễn Trung Kiên đã đề cập đến duyên nợ vô cùng đặc biệt và sâu sắc của hai chiếc dép:

“Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ

……….

Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia.”

      Đôi dép nhỏ bé bình dị vốn là một vật vô tri vô giác nhưng qua lời thơ của Nguyễn Trung Kiên, lại phù hợp và truyền tải tình cảm cũng như dụng ý của nhà thơ một cách rất rõ nét và chân thành. Bởi hai chiếc dép sẽ luôn gắn bó với nhau trong bất cứ trường hợp nào chúng cùng “gánh vác những nẻo đường xuôi ngược”, “lên thảm nhung, xuống cát bụi”, “cùng bước, cùng mòn”, “cùng chia sẻ sức người chà đạp” nguyện một lòng chung thủy với nhau “dẫu vinh nhục không đi cùng người khác”. Từ “cùng” được tác giả lặp đi lặp lại đến 5 lần qua nhằm nhấn mạnh đến sự gắn bó ân nghĩa thủy chung sâu sắc, giữa người vợ và người chồng, dù gian nan khó nhọc, dẫu giàu sang hay nghèo khổ, họ vẫn sẽ luôn bên nhau, cùng đồng hành trên mọi nẻo đường.

Cảm nhận Bài thơ Đôi dép

      Sau khi khẳng định sự gắn bó không thể tách rời của hai chiếc dép, Nguyễn Trung Kiên đã viết tiếp những vần thơ thật hay:

“Nếu ngày nào một chiếc bị xa lìa

……………

Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh”

      Ở khổ thơ này tác giả đã sử dụng những cụm từ “xa lìa”, “khập khiễng”, “hụt hẫng”, “chênh vênh”,… để thể hiện cảm xúc đau buồn, nuối tiếc của chính bản thân mình nếu chẳng may tới ngày nào đó một trong hai người phải rời xa người kia trước. Qua việc sử dụng động từ “nghiêng”, tác giả khẳng định rằng “dẫu bên cạnh đã có người thay thế” nhưng trong lòng vẫn sẽ chơi vơi, vẫn sẽ nhớ mong từng ngày bởi chẳng có ai có thể bù đắp được sự thiếu vắng này cả, đó cũng chính là sự kết nối diệu kì trong tình cảm vợ chồng.

 “Đôi dép vô tri khăng khít song 

…………

Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.”

      Nếu như ở đầu tác phẩm đôi dép ở chỉ đơn thuần là một thứ đồ vật nhỏ bé tầm thường. Thì ở những vần thơ sau, Nguyễn Trung Kiến đã liên tục xé nó ra từ “hai chiếc dép”, đến “chiếc này”, “chiếc kia”, và rồi “một chiếc” rồi lại “hai chiếc” nhằm phân tích mối quan hệ giữa chúng một cách khéo léo và tinh tế tĩ mĩ. Và sau khi trải qua những thử thách khắt khe của số phận, “đôi dép” đã hợp nhất thành một chỉnh thể không có gì có thể tách rời. 

      Trong kho tàng văn thơ Việt Nam, có rất nhiều bài thơ hay viết về tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên “bài thơ Đôi Dép” của tác giả Nguyễn Trung Kiên là một trong những bài thơ tiêu biểu và hay nhất. Tác phẩm không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc mà còn rất gần gũi, thân thuộc với đời sống hàng ngày.

----------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn cách lập dàn ý và bài văn mẫu Cảm nhận Bài thơ Đôi dép. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt và đạt điểm cao môn Ngữ Văn

icon-date
Xuất bản : 19/07/2023 - Cập nhật : 09/09/2023