Thời kì phong kiến Trung Quốc có rất nhiều thứ có thể khai phá với mục đích nghiên cứu. Ngoài thời Đường được cho là huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Hoa, thời Tần cũng không thể không được nhắc. Thời Tần có rất nhiều bí mật đến giờ đang được tìm hiểu, và được mệnh danh là thời kì nền nông nghiệp phát triển nhất nhì phong kiến nhờ những chính sách sản xuất độc đáo. Vậy các vị vua nhà Tần có chính sách gì để khuyến khích sản xuất, cùng Top lời giải tìm hiểu ngay nhé!
Vào thế kỷ IX trước Công nguyên, Tần Phi Tử, người được cho là hậu duệ của pháp quan thời thượng cổ là Cao Dao, được trao quyền cai trị thành Tần. Thành phố Thiên Thủy ngày nay là nơi tọa lạc của thành này. Trong thời kỳ trị vì của Chu Hiếu vương, vị vua thứ tám của nhà Chu, khu vực này được gọi là nước Tần. Vào năm 897 trước Công nguyên, dưới thời Chu Thiệu cộng hòa, khu vực này trở thành một vùng phụ thuộc được dùng làm nơi chăn nuôi và lai tạo ngựa.[3] Một trong những hậu duệ của Tần Phi Tử là Tần Trang công được Chu Bình Vương, vị vua thứ 13 của nhà Chu sủng ái. Con trai của Trang công tức Tần Tương công được phong làm tướng và cử đi về phía đông đánh Tây Nhung. Sau khi đuổi được quân Tây Nhung lui về Kỳ Sơn và được cấp đất phong hầu, ông chính thức thành lập nhà Tần.
- Các giai cấp mới được hình thành.
+ Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
+ Nông dân: bị phân hoá.
Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột;
Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.
Số còn lại là những người rất nghèo, không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy - gọi là nông dân lĩnh canh. Họ nhận ruộng và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất.
>>> Xem thêm: Chính sách đối ngoại của nhà Tần?
- Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành.
- Tần Thuỷ Hoàng đã thi hành một loạt chính sách như chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam…
Dân thường và dân làng nông thôn, những người chiếm hơn 90% dân số, rất hiếm khi rời khỏi các ngôi làng hoặc trang trại nơi họ sinh ra. Các hình thức việc làm phổ biến có sự khác biệt theo khu vực, nhưng phần lớn họ làm nông nghiệp. Nghề nghiệp thường là cha truyền con nối; thường công việc của một người cha được truyền lại cho con trai cả của ông sau khi ông qua đời. Lã Thị Xuân Thu đã đưa ra ví dụ khi những thường dân bị ám ảnh bởi sự giàu có vật chất, thay vì theo đuổi lý tưởng "tạo ra vật chất để phục vụ cho mình", họ lại "tôn thờ vật chất".
>>> Xem thêm: Ý nghĩa cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần?
Vua nhà Tần có nhiều chính sách khuyến khích nhân dân sản xuất, chủ yếu được kể tới chính là:
+ Xóa bỏ chế độ tịch điền, thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất, cho phép tự do mua bán ruộng đát, khuyến khích phát triến sản xuất nông nghiệp, nhà nào sản xuất được nhiều thóc lúa, tơ lụa, vải vóc thì được miễn sưu dịch.
+ Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nhân dân.
+ Khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Để đảm bảo nguồn tưới tiêu cho sản xuất, nhà Tần cho đắp nhiều đe và đào sông Biên Hà nối liền các sông Tế, Nhữ, Hòa, Tứ và một loạt các sông đào,…
Tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc là: kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước vững vàng.
Tuy triều đại nhà Tần chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với lịch sử Trung Quốc. Trong triều nhà Chu kéo dài 800 năm trước đó, các nước chư hầu tranh chấp, chiến tranh liên miên. Cho đến khi nhà Tần thành lập thì Trung Quốc mới quy về một mối thống nhất. Đây chính là công lao vô cùng to lớn của nhà Tần đối với lịch sử Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng phế bỏ chế độ phong kiến nhà Chu, đặt lại quận huyện, tiến hành một loạt cải cách trọng đại khiến cho Trung Quốc lần đầu tiên trở thành một nhà nước trung ương tập quyền thống nhất. Nhưng sự thống trị của Tần Thủy Hoàng vô cùng hà khắc, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy nên nhà Tần nhanh chóng bị khởi nghĩa nông dân lật đổ. Triều Tần chỉ truyền được hai đời vua.
Việc nhà Tần thành lập và nhanh chóng sụp đổ cũng là một sự kiện to lớn trong lịch sử Trung Quốc. Hiện nay, lăng mộ của vị vua nhà Tần, Tần Thuỷ Hoàng đang được khai phá và thường có rất nhiều lời đồn đại về nó. Có rất nhiều châu báu được chôn cùng ông, qua đó ta có thể thấy rõ việc kinh tế nhà Tần rất phát triển là điều không thể bàn cãi. Và công sức một phần phải kể đến nhà Tần có chính sách để khuyến khích sản xuất vô cùng độc đáo và khác biệt với các thời đại còn lại.
------------------------------------------
Sau bài học ngày hôm nay, Top lời giải hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!