logo

Nêu sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

icon_facebook

Chế độ phong kiến tập quyền là chế độ phong kiến trong đó tập trung mọi quyền hành vào tay nhà vua. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền là do vua, quan ăn chơi sa đọa, nội bộ vương triều, quan lại lộng quyền bóc lọt nhân dân. Mời bạn đọc cùng Toploigiai theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nhà nước phong kiến tập quyền nhé!


1. Nhà nước phong kiến là gì?

Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy. Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ.

Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiến với nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội là giai cấp nông dân.

Nhà nước phong kiến có hai chức năng cơ bản là đối nội và đối ngoại.

- Thứ nhất: Về chức năng đối nội nhà nước phong kiến chủ yếu thực hiện:

+ Bảo vệ, củng cố và phát triển phương thức sản xuất phong kiến;

+ Đàn áp nông dân và những người lao động bằng những phương tiện tàn bạo;

+ Nô dịch về tư tưởng.

- Thứ hai: Chức năng đối ngoại

+  Tiến hành chiến tranh xâm lược;

+  Phòng thủ đất nước.

>>> Xem thêm: Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua?

Nêu sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

2. Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên

Chế độ phong kiến tập quyền là chế độ mọi quyền lực đều tập trung vào tay một cá nhân - ông vua (vua làm chủ, có toàn quyền quyết định mọi việc).

Ðại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: Năm Mậu Tuất (968) vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Ðại Cồ Việt, dời kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Ðại Thắng Minh Hoàng Ðế.

Trước đó, trong bối cảnh nhà Ngô suy tàn, các sứ quân nổi lên giành quyền ở khắp nơi. Lịch sử nhắc đến 12 sứ quân chiếm giữ 12 vùng miền của đất nước. Các sứ quân này đều có xu hướng bành trướng quyền lực của mình và ly khai khỏi chính quyền trung ương. Ðất nước bị đẩy vào cảnh binh đao, loạn lạc. Người dân chịu nhiều khốn khổ, điêu linh. Sự phân liệt, cát cứ và tranh giành quyền bính đã đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và vận mệnh của quốc gia. Ðứng trước nguy cơ này, Ðinh Bộ Lĩnh đã dũng cảm và mưu lược từng bước đánh bại các sứ quân và thống nhất đất nước. Khi đã nắm trong tay toàn bộ thiên hạ, ông thành lập Nhà nước Ðại Cồ Việt và lên ngôi Hoàng đế.

Nhà nước phong kiến tập quyền Ðại Cồ Việt được thành lập chắc chắn đã mang lại sự phát triển vượt bậc cho đất nước ta. Những di tích còn sót lại ở Hoa Lư và sau đó là ở Thăng Long (do các triều đại phong kiến tập quyền kế tiếp xây dựng) cho chúng ta thấy rất rõ điều này. Một chứng cứ khác là khả năng chống giặc ngoại xâm của đất nước. Nếu không có một nền kinh tế phát triển, nền quân sự vượt trội, chúng ta đã không thể chiến thắng nhiều kẻ thù như vậy.


3. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

* Sự suy yếu của triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI:

- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.

- Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

* Cuộc xung đột Nam - Bắc triều:

- Bước sang thế kỉ XVI, khi triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.

- Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

- Cục diện Nam - Bắc triều hình thành.

=> Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây ra nhiều hậu quả: Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, di phu. Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá,… Cùng với đó, chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

- Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Cũng từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng một thế lực riêng ở vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Sau khi ông mất, con cháu đời sau nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn" ở Đàng Trong để phân biệt với “chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài.

=> Chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

Những biểu hiện trên thể hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.

>>> Xem thêm: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)

--------------------

Như vậy, qua bài viết chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Nêu sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền và cung cấp kiến thức về Nhà nước phong kiến tập quyền. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/08/2022 - Cập nhật : 20/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads