logo

Chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi?

Câu hỏi: Chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi?

Lời giải: 

Đối với các tù trưởng miền núi, nhà Lý thực hiện sách sách mềm dẻo, khôn khéo (thông qua việc gả công chúa cho các tù trưởng) để thắt chặt tình hòa hiếu, đoàn kết dân tộc.

Chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi?

>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) - Kết nối tri thức

Tham khảo khái niệm về tù trưởng và vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống

 Khái niệm về tù trưởng

Tù trưởng là người đứng đầu hay thủ lĩnh của một bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc do bầu cử và thường phụ trách chung về mọi mặt của đời sống bộ lạc cũng có khi phụ trách về quân sự. Tiếng nói của Tù trưởng là có trọng lượng nhất trong bộ lạc. Đây là hình thức lãnh đạo cổ xưa, xuất hiện từ thời kỳ xã hội bước vào phân tầng từ bào tộc (thị tộc) phát triển thành bộ lạc và gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ. Hiện nay Tù trưởng chỉ còn áp dụng đối với một số bộ lạc người dân bản xứ ở các vùng núi non, rừng rậm, đảo hoang.... với trình độ tổ chức dân cư thấp trên thế giới.

Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống vô cùng quan trọng, biểu hiện:

- Khi quân Tống mới có âm mưu xâm lược Đại Việt: Các tù trưởng được lệnh và tiến hành chiêu mộ binh lính đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

- Khi nhà Lý chủ động tiến công vào đất Tống: Các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy một dạo quân là những dân binh miền núi đánh vào châu Ung (Quảng Tây).

- Khi cuộc kháng chiến chống Tống bùng nổ: Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.

=> Dưới sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt đã đoàn kết được lực lượng toàn dân (trong đó các dân tộc ít người đóng góp một phần vô cùng quan trọng), đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống một cách vẻ vang.

icon-date
Xuất bản : 23/08/2022 - Cập nhật : 04/12/2022