logo

Quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?

icon_facebook

Câu hỏi: Quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

Tiết độ sứ là một chức quan trong bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc. Như vậy, việc Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết Độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập đã thể hiện lòng tự tôn dân tộc, khẳng định đất nước ta là một chính quyền độc lập, không lệ thuộc vào Trung Quốc.

Quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?

>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939 - 967) - Kết nối tri thức

Tìm hiểu về chức quan Tiết độ sứ

Tiết độ sứ ban đầu là chức võ quan cai quản quân sự một phiên trấn có nguồn gốc vào thời nhà Đường, Trung Quốc khoảng năm 710-711 nhằm đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Dần dần theo dòng thời gian, Tiết độ sự kiêm quản hành chính, tài chính địa phương và cuối cùng trở thành lãnh chúa cha truyền con nối. Tiết độ sứ là chức quan to ở Việt Nam cổ đại, cầm binh quyền trong cả nước, thường do hoàng đế Trung Quốc phong cho hay thừa nhận: Năm 905, Khúc thừa Dụ tự xưng là tiết độ sứ sau khi quét sạch quân Đường. 

Chức quan đứng đầu đạo, có nguồn gốc từ thời nhà Đường (Tang; 618 - 907), Trung Quốc. 

Tiết độ sứ là một chức võ tướng cai quản vùng biên giới cho nhà Đường, kiểu bộ đội biên phòng ngày nay. Thế nhưng dần dần quyền lực họ lớn đến nỗi cai quản cả hành chính địa phương, cha truyền con nối. Gần như là những ông vua nhỏ bên trong nước Đại Đường.

Năm 722, trước loạn An-Sử, nhà Đường chia đất nước thành 15 “đạo”, trong đó đạo ở cực nam có tên Lĩnh Nam (gồm Quảng Đông và một phần Quảng Tây hiện nay), thủ phủ là thành Quảng Châu. Đứng đầu một đạo là Tiết Độ Sứ, phụ trách quân sự và hành chính. Phía nam đạo Lĩnh Nam, còn một vùng đất được nhà Đường gọi là Tĩnh Hải Quân, coi như một đạo ở phiên trấn, cũng cử người sang làm Tiết Độ Sứ. Khi nước ta giành được quyền làm chủ, lãnh tụ Khúc Thừa Dụ (905) vẫn giữ tên Tĩnh Hải Quân, vẫn tự nhận là “Tiết Độ Sứ” và mong mỏi lớn nhất là được vua Tàu công nhận bằng một sắc phong. Ý thức dân tộc bị kìm nén là hậu quả đô hộ 300 năm đằng đẵng của nhà Đường.

Tĩnh Hải Quân lúc rộng nhất gồm 12 châu, trong đó 4 châu phía bắc – nay nằm vĩnh viễn trong đất Trung Quốc; còn 8 châu phía nam (tới Hà Tĩnh) nay vẫn là đất nước ta.

Các mốc về ý thức dân tộc:

– Ngô Quyền (939) không tự xưng là Tiết Độ Sứ, mà xưng Vương

– Đinh Bộ Lĩnh (968) không xưng vương, mà xưng Đế, lấy tên nước là Đại Cồ Việt.

Tuy nhiên, khi nhà Tống cấp sắc phong, vẫn chỉ gọi Đinh Bộ Lĩnh là Vương; vẫn chỉ phong cho Đinh Liễn làm Tiết Độ Sứ, vẫn gọi nước ta là Tĩnh Hải Quân. Vua ta vẫn phải nhận.

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 04/12/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads