Câu trả lời đúng nhất: Hội nghị Bình Than được diễn ra nhằm mục đích "bàn kế hoạch đánh phòng" và chia quân giữ nơi hiểm yếu khi quân Nguyên Mông tiến hành xâm lược nước ta. Hội nghị Bình Than là một hội nghị quân sự do vua Trần Nhân Tông triệu tập vào tháng 11 năm 1283 để bàn phương hướng kháng chiến khi quân Mông Nguyên sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Hội nghị Bình Than được tổ chức vào tháng 10 âm lịch năm 1282 ở Bình Than, gần vũng Trần Xá.
Để hiểu rõ về Hội nghị Bình Than mời bạn đọc cùng Top lời giải theo dõi nội dung bài viết dưới đây!
Bình Than là nơi cùng hội tụ của bốn con sông (Triêm Đức/Thiên Đức, Nguyệt Đức, Nhật Đức và sông Minh Đức ở huyện Phượng Nhãn) để rồi chia thành hai con sông khác là Hàm Giang và sông Thủ Chân. Như thế Bình Than là khu vực xung quanh cửa Đại Than (nơi bắt đầu của sông Thái Bình và sông Kinh Thầy) và vùng đất ven cửa Đại Than (ngày nay thuộc về các huyện như Chí Linh (xã Nhân Huệ), Nam Sách (các xã Hiệp Cát, Nam Hưng), Gia Bình (xã Cao Đức), Lương Tài (các xã Trung Kênh, An Thịnh)) đều có khả năng là nơi diễn ra hội nghị Bình Than.
Theo chú thích số 821 và 822 của Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Bình Than là đoạn sông Lục Đầu chảy qua huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng ngày nay (nay là Hải Dương), và vũng Trần Xá (Trần Xá loan) có lẽ là chỗ hợp lưu hai con sông Thái Bình và Kinh Thầy. Chỗ này về sau vẫn còn xã Trần Xá. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục cũng ghi chú trong phần lời chua rằng Bình Than là tên bến đò ở địa phận xã Trần Xá, huyện Chí Linh; và Chí Linh là đất Bàng Châu xưa, một tên nữa là Bàng Hà (điều này thì có lẽ không chuẩn, do Bàng Hà là tên cũ của vùng đất ngày nay là 2 huyện Thanh Hà và Tiên Lãng); thời thuộc Minh đổi là huyện
Chí Linh; nhà Lê cũng theo tên ấy; nay thuộc tỉnh Hải Dương.
Để chuẩn bị cho đạo quân xâm lược, nhà Nguyên đã cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men và thầy thuốc cho đội quân viễn chinh. Đưa quân nhiều, tướng giỏi chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, Hốt Tất Liệt tưởng có thể dễ dàng biến nước ta thành một tỉnh của đế quốc Nguyên Mông. Nhưng quân dân Đại Việt đứng đầu là Vương triều Trần không chịu khoanh tay chờ đợi quân giặc đến cướp nước.
Trong bao nhiêu năm đấu tranh ngoại giao, nhà Trần đã thấy rõ âm mưu của giặc và những năm về sau nhà Trần càng dự đoán cuộc chiến tranh xâm lược to lớn sắp xảy ra. Vì vậy, bề ngoài nhà Trần cố giữ quan hệ hòa hảo với Hốt Tất Liệt, nhưng bên trong ra sức chuẩn bị lực lượng, huấn luyện quân sĩ để đối phó. Vào những năm gần chiến tranh triều Trần đã xúc tiến một loạt những biện pháp nhằm đưa toàn quốc vào thế sẵn sàng chiến đấu.
Tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1582), khi được tin trấn thủ Lạng Châu Lương Uất báo về là quân Nguyên đòi mượn đường sang đánh Chiêm Thành, nhưng thực ra là vào xâm lược nước ta. Vua Trần đã ra Bình Than, thuộc Trần Xá, mở hội nghị vương hầu bách quan.
Hội nghị Bình Than được diễn ra nhằm mục đích "bàn kế hoạch đánh phòng" và chia quân giữ nơi hiểm yếu khi quân Nguyên Mông tiến hành xâm lược nước ta.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, "mùa đông, tháng 10, vua ngự ra Bình Than đóng ở vụng Trần Xá họp Vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ nhưng nơi hiểm yếu”. Bình Than được một số dịch giả ghi chú là đoạn sông Lục Đầu chảy qua huyện Nam Sách ngày nay. Địa danh "vụng Trần Xá" được nhắc trong cuốn sách thì chỉ có ở xã Nam Hưng, ngoài ra các khu vực lân cận đều không có địa danh này.
Cuối năm 2011, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND thị xã Chí Linh (nay là TP Chí Linh) và huyện Nam Sách tổ chức hội thảo khoa học "Hải Dương với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ II (năm 1285)". Hội thảo kiến nghị cần xây dựng khu lưu niệm di tích lịch sử Hội nghị Vương hầu bách quan (còn gọi là Hội nghị Bình Than) và tượng đài Trần Quốc Toản, vị anh hùng trẻ tuổi làm nên bài ca yêu nước bất tận.
Tại cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều đại biểu Trung ương như các nhà sử học Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan; nguyên Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Hữu Oanh... đã đưa ra nhận định vụng Trần Xá thuộc thôn Trần Xá, xã Nam Hưng, trên sông Kinh Thầy (cách Bình Than 4 km về phía đông nam). Nơi đây còn nhiều di tích liên quan đến Hội nghị Vương hầu bách quan như cái tên "Trần Xá loan" vua Trần ban tặng cho xóm Chằm, nơi những cây duối cổ thụ để các tướng Trần buộc ngựa vẫn còn. Ngoài ra, về vị trí địa lý, vụng Trần Xá nằm cạnh dòng sông Kinh Thầy thuận tiện cho giao thông đi lại bằng thuyền, một loại phương tiện phổ biến và phù hợp với truyền thống nhà Trần.
Ở làng Trần Xá cũng vẫn còn lưu truyền những câu chuyện từ đời này sang đời khác về Hội nghị Vương hầu bách quan. "Gia đình tôi có một chiếc mộ đặt ở khu vực đống Khoai Nợ (xưa gọi là gò Khoai Quang) nên các cụ thường xuyên ra đây cúng bái. Các cụ có kể ở đây có 2 cây duối để các quan dự Hội nghị Bình Than buộc ngựa. Khu vực này cũng là nơi ăn nghỉ của các quan khi về đây dự hội nghị", ông Nguyễn Khắc Thiệu, cán bộ văn hóa xã Nam Hưng nói.
-------------------------------------------
Như vậy, qua bài viết chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Hội nghị Bình Than diễn ra nhằm mục đích gì? và cung cấp kiến thức về Hội nghị Bình Than. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt!