Câu hỏi: Một trong những hệ quả của phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI là sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và quá trình xâm chiếm thuộc địa. Em hãy tìm hiểu thêm Việt Nam đã bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào.
Lời giải:
Việt Nam từng bị liên quân Pháp- Bồ Đào Nha tấn công tại bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng trong thế kỉ XIX. Sau đó Pháp hất cẳng Bồ Đào Nha và từng bước tiến hành xâm lược Việt Nam. Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp vào năm 1884.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí - Chân trời sáng tạo
Những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu và Tác động của các cuộc phát kiến đia lý đến Việt Nam
Những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu
+ 1487, B. Di- a – xơ vòng qua cực Nam châu Phi đến mũi Hảo Vọng.
+ 8- 1492, C. Cô-lôm-bô từ Tây Ban Nha đi về hướng tây đến biển Ca ri bê, đặt chân đến châu Mỹ
+ 1497, Va-xcô đơ Ga-ma từ Lix-bon, đến Ca-li-cút (Tây Ấn Độ).
+ 1519- 1522, Ph.Ma-gien-lan lần đầu tiên đã đi vòng quanh Trái Đất.
Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng sang Ấn Độ và các nước phương Đông, bởi con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền.
– Kết quả – ý nghĩa: Tìm ra con đường biển mới, vùng đất mới, dân tộc mới. Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, đem lại cho giai cấp tư sản những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cũng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
Tác động của các cuộc phát kiến đia lý đến Việt Nam
- Về kinh tế: sau phát kiến địa lí, vào thế kỉ XVI, XVII, nhiều thương nhân châu Âu đến nước ta buôn bán ngày càng nhiều... Từ đó góp phần mở rộng ra thị trường trong nước, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Về văn hóa: theo chân các thuyền buôn, các giáo sĩ đạo thiên chúa đến truyền đạo Ki Tô, chữ La Tinh được truyền bá, góp phần tạo ra chữ Quốc Ngữ...
- Về chính trị: sự tiếp xúc văn hóa Đông-Tây tạo cơ hội cho Chủ nghĩa tư bản (nhất là Pháp) xâm nhập, đẩy mạnh quá trình xâm lược nước ta.
– Sau phát kiến địa lí, ở các thế kỉ XVI - XVII, thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan,… ) đến buôn bán ở nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế Đông phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị.
– Các giáo sĩ đạo Thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ Quốc ngữ.
– Tuy nhiên, dẫn đến việc nước ta bị các nước tư bản phương Tây, nhất là Pháp dòm ngó và xâm lược.