logo

Nguồn gốc của Truyện Kiều

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Nguồn gốc của Truyện Kiều” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về tác giả và tác phẩm Truyện Kiều là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Câu hỏi: Nguồn gốc của Truyện Kiều?

Trả lời: 

Truyện Kiều là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du, nói lên được thân phận hồng nhan bạc phận, éo le của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, vậy hãy tìm hiểu về nguồn gốc của tác phẩm này nhé.

Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ bộ truyện văn xuôi "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh từ năm 1521 tới năm 1567) mà sáng tạo ra "Truyện Kiều". Tác phẩm được viết bằng thơ lục bát dài 3254 câu thơ, đậm đà màu sắc Việt Nam. Ban đầu tác phẩm lấy tên là Đoạn trường tân thanh có nghĩa là "tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột", sau đổi thành Truyện Kiều.


Kiến thức mở rộng về tác giả và tác phẩm Truyện Kiều


1. Tác giả Nguyễn Du

- Nguyễn Du sống trong một thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Những biến cố đó đã in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

- Nguyễn Du từng trải một cuộc đời phiêu bạt: sống nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc. Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.


2. Hoàn cảnh sáng tác Truyện Kiều

- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809)

- Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm

- Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát


3. Tóm tắt Truyện Kiều

Phần thứ nhất: Gặp gỡ và dính ước: Trong buổi di chơi xuân, Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng, một người thư sinh "phong tư tài mọo tót vời". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp để, sau đó hai người đã đính ước với nhau. Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc: ThúnKiều bị mắc oan, nàng đã bán mìnhnchuộc cha và từ đây rơi vào con đường lưu lạc đẩy nước mắt. Phần thứ ba: Đoàn tụ: Dù kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng vẫn lưu, luyến mối tình với Kiều, chàng cất công tìm kiếm, gặp được Thúy Kiều, gia đinh đoàn tụ.

Nguồn gốc của Truyện Kiều hay, chi tiết nhất

4. Giá trị nội dung

* Giá trị hiện thực:

- Phản ánh bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người.

+ Bọn quan lại: viên quan xử án Vương Ông vì tiền chứ không phải vì lẽ phải. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến bỉ ổi, trơ tráo, bất tài, nhan hiểm.

+ Thế lực hắc ám: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh... là những kẻ tán tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận những người lương thiện.

- Phơi bày số phận đau khổ của những con người bị áp bức, đặc biệt người phụ nữ.

- Vương ông và con bị mắc oan, bị đánh đập, gia đình tan nát.

- Đạm Tiên và Thúy Kiều là những người phụ nữ tài sắc vậy mà kẻ thì chết trẻ, người bị đầy đọa, lưu lạc 15 năm.

=> Tác giả lên tiếng tố cáo bộ mặt xấu xa. bỉ ổi. Đó là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đầy.

* Giá trị nhân đạo

- Là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa,...đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người

+ Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người, ông xót thương cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đọa đầy

- Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện


5. Nghệ thuật

* Xây dựng nhân vật theo hai tuyến:

- Nhân vật chính diện được xây dựng theo lối lí tưởng hóa, được miêu tả theo lối ước lệ nhưng vẫn sinh động.

- Nhân vật phản diện được khắc họa theo lối hiện thực hóa bằng những biện pháp cu thể, hiện thực.

* Ngôn ngữ: tác phẩm là nơi tập trung những cái hay, cái đẹp, cái hoàn thiện của ngôn ngữ văn học dân tộc.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên bậc thầy.

icon-date
Xuất bản : 02/04/2022 - Cập nhật : 14/06/2022