logo

Cha của Thúy Kiều tên gì?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Cha của Thúy Kiều tên gì?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ Văn 10.


Trả lời câu hỏi: Cha của Thúy Kiều tên gì?

- Cha của Vương Thuý Kiều, Vương Thuý Vân và Vương Quan. Trong "Kim Vân Kiều truyện" hồi một nói ông tên là Vương Lưỡng Tùng, biểu tự là Tử Trinh nhưng trong hôn thư, văn ước kết hôn thời xưa) do Vương Thuý Kiều viết ở hồi năm thì lại ghi ông tên là Vương Chương. Nhà ông ở Bắc Kinh.


Kiến thức tham khảo về nhân vật Thúy Kiều


1. Hoàn cảnh ra đợi truyện Kiều

- Có nhiều giả thuyết xoay quanh hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-1820) (ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Hoàng Xuân Hãn). Hoàng Xuân Hãn cho rằng, Nguyễn Du đi xứ Trung Quốc đã tiếp cận được với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Trên cơ sở đó, đã tiếp biến mà viết ra Truyện Kiều.

- Có thuyết lại cho rằng ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối Lê đầu Tây Sơn (ý kiến của học giả Đào Duy Anh). Học giả Đào Duy Anh căn cứ vào những ghi chép trong Đại Nam liệt truyện và đưa ra nhận định. Sách này có đoạn: “Ông giỏi thơ lại sành quốc âm, sau khi đi xứ về có Bắc hành thi tập và truyện Thúy Kiều còn lại đến ngày nay”. Đào Duy Anh phản bác: “Liệt truyện căn cứ vào khẩu truyền thiếu chính xác nên đã ghi là Bắc hành thi tập và truyện Thúy Kiều như nhân gian thường gọi chứ không ghi chính xác là Bắc hành tạp lục và Đoạn trường tân thanh đúng tên gốc của nó”.

- Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn. Các học giả bằng việc khảo cứu tài liệu trong và ngoài nước tiếp tục truy nguyên nguồn gốc ra đời của Truyện Kiều. Dựa trên đó có thể khẳng định chắc chắn rằng Nguyễn Du có tiếp cận và tiếp biến cốt truyện tác phẩm Kim-Vân-Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Còn việc Nguyễn Du viết truyện Kiều khi nào vẫn còn chưa thấu rõ.

- Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức.

[ĐÚNG NHẤT] Cha của Thúy Kiều tên gì?

2. Vẻ đẹp của Thúy Kiều

Vẻ đẹp hình thức:

"Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

- Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Tả Kiều Nguyễn Du sử dụng bút pháp đặc tả đôi mắt để qua
đó nói lên vẻ đẹp trong thế giới tâm hồn, nhân cách của nhân vật. Kiều đẹp đến mức hoa ghen liễu hờn, thiên nhiên cũng sinh lòng đố kị”Lạ gì bỉ sắc tư phong/ trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.vì thế mà số phận long đong cực khổ. Điều này cho thấy sắc đẹp của Kiều đã đạt đến độ hoàn mĩ.

Vẻ đẹp về tâm hồn:

- Kiều có tâm hồn trong sáng và trái tim đa cảm: khi đi du xuân cùng em, gặp mộ Đạm Tiên, người phụ nữ xấu số không quen biết, Kiều đã tỏ lòng thương cảm, Kiều luôn luôn hiểu và cảm nhận được nỗi đau khổ của người khác và tìm cách giải quyết.

- Kiều là người con hiếu thảo: khi gia đình mắc oan Kiều đã hi sinh bản thân mình, hi sinh hạnh phúc của cá nhân mình để cứu cha, cứu em và chữ hiếu của Kiều đặt cao hơn tất cả và được thể hiện bằng hành động.

- Trong suốt quãng đời lưu lạc, lúc nào Kiều cũng sống trong băn khoăn day dứt vì không làm tròn trách nhiệm của người con đối với cha mẹ. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều cũng không thể không nguôi nhớ về cha mẹ.

- Kiều có một trái tim chung thuỷ, có một tấm lòng vị tha. Tác giả đã ca ngợi tình yêu Kim – Kiều hồn nhiên, trong sáng và táo bạo, Kiều đã chủ động đến với Kim Trọng. Thái độ chủ động ấy ta ít gặp trong xã hội phong kiến, Kiều đã chống lại quan điểm của xã hội phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tình yêu rất đẹp bởi bắt nguồn từ hai trái tim, rất chung thuỷ nhưng cũng rất biết hi sinh.

- Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều luôn nghĩ tới Kim Trọng, băn khoăn day dứt vì mình không mang đến hạnh phúc cho người mình yêu, mối tình Kim – Kiều chính là biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc của con người.

Vẻ đẹp tài năng:

"Cung thương làu bậc ngữ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

- Kiều giỏi về âm luật, giỏi đến mức “làu bậc”. Cây đàn mà nàng chơi là cây Hồ cầm. Trong toàn bộ thi phẩm có tới bốn lần Nguyễn Du đặt tả tiếng đàn của Thúy Kiều. Có lần dạo nhạc cho Kim Trọng nghe” Trong như tiếng hạc bay/Đặc như tiếng suối mới sa nửa vời.” tiếng đàn của nàng thật hay “ăn đứt” bất cứ nghệ sĩ nào. Kiều còn biết sáng tác âm nhạc, tên khúc đàn của nàng sáng tác ra là một “thiên bạc mệnh” nghe buồn thê thiết “não nhân”, làm cho lòng người sầu não, đau khổ. Các từ ngữ: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành, đòi một, hoạ hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân – tạo nên một hệ thống ngôn ngữ cực tả tài sắc và hé lộ, dự báo số phận bạc mệnh của Kiều, như ca dao lưu truyền:

"Một vừa hai phải ai ơi!

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen."


3. Cuộc đời tăm tối của Thúy Kiều

Danh kỹ "hào hiệp" nhất Tần Hoài:

[ĐÚNG NHẤT] Cha của Thúy Kiều tên gì? (ảnh 2)

- Vương Thúy Kiều vốn là người gốc Sơn Đông, sống vào thời nhà Minh, là danh kỹ Tần Hoài nức tiếng thời bấy giờ. Tương truyền rằng, nàng Kiều có tính tình hào hiệp, trượng nghĩa, được người đương thời ca tụng là "hiệp kỹ".

- Thuở thiếu thời, gia đình Thúy Kiều cũng thuộc hàng khá giả, nhưng phụ mẫu không may mất sớm, Thúy Kiều buộc phải dấn thân vào chốn hồng trần. 

- Cũng có giai thoại kể lại, mỹ nữ họ Vương này thậm chí sinh ra trong gia tộc phú quý, nhưng vì gia đạo sa sút nên phải làm kỹ nữ để trả nợ cho cha mẹ.

Phận đời long đong của kiếp hồng nhan:

- Theo ghi chép của học giả Dư Hoài, Vương Thúy Kiều thân là danh kỹ Tần Hoài, dùng việc bồi rượu, bán tiếng cười để sống qua ngày, không lúc nào không nghĩ tới cảnh thoát khỏi lầu xanh.

- May mắn thay, nàng cùng La Long Văn "nhất kiến chung tình" (vừa gặp đã yêu). Công tử họ La này giúp Kiều chuộc thân, còn nạp nàng vào phủ.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 26/11/2022