logo

Nghị luận xã hội về ngày Tết cổ truyền

Không biết từ bao giờ, với mỗi người dân Việt Nam ta, ngày Tết cổ truyền đã có một giá trị truyền thống tinh thần rất lớn. Trong bài viết này Toploigiai sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách viết bài nghị luận xã hội về ngày Tết cổ truyền hay và chính xác nhất. Cùng tham khảo nhé!


Dàn ý nghị luận xã hội về ngày Tết cổ truyền

Mở bài

- Mùa xuân sang cũng là lúc báo hiệu ngày Tết Nguyên Đán đang ngày một đến gần

- Không biết từ bao giờ, với mỗi người dân Việt Nam ta, ngày Tết cổ truyền đã có một giá trị truyền thống tinh thần rất lớn

Thân bài

- Ngày Tết cổ truyền dân tộc là là dịp mà mọi thành viên trong gia đình từ khắp mọi nơi trở về quây quần bên nhau

- Ngày Tết cổ truyền gắn liền với bánh chưng xanh, cây hoa đào hoa mai hay những mâm cỗ và các món ăn truyền thống với tục thờ cúng tổ tiên

- Ngày Tết giúp gắn kết con người lại với nhau, từ đó tình cảm gia đình càng thêm bền chặt và gắn bó

- Mỗi người chúng ta dù hằng năm có làm ăn ở đâu đi chăng nữa, bận bịu trăm công nghìn việc thì cũng nên dành khoảng thời gian ngày Tết bên gia đình, bạn bè và những người thân yêu

Kết bài

- Tết ngày nay đã  không còn như ngày trước nữa

- Nếu chúng ta vẫn mãi ghi nhớ và hướng về cái Tết cổ truyền thì nó vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị trong lòng mỗi con người

Nghị luận xã hội về ngày tết cổ truyền

Bài văn nghị luận xã hội về ngày Tết cổ truyền

Thời gian thấm thoát trôi qua, khi mà những cơn gió lạnh của mùa đông dần biến mất thay vào đó là nhường chỗ cho những tia nắng dịu dàng, những chồi non đang dần nảy lộc, những nụ hoa đang e ấp để chờ một ngày bung toả chính là những dấu hiệu cho thấy một mùa xuân mới sắp về. Mùa xuân sang cũng là lúc báo hiệu ngày Tết Nguyên Đán đang ngày một đến gần. Không biết từ bao giờ, với mỗi người dân Việt Nam ta, ngày Tết cổ truyền đã có một giá trị truyền thống tinh thần rất lớn. Giá trị đó đã được ẩn sâu trong đời sống tâm hồn của mỗi con người, trong gia đình và cả trong cộng đồng mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. 

Trong một năm, Tết quan trọng nhất chính là những ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch. Ngày Tết cổ truyền dân tộc là là dịp mà mọi thành viên trong gia đình từ khắp mọi nơi trở về quây quần bên nhau, sum họp cùng đón thời khắc giao thừa thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới. Trong những ngày này, mọi người thường xuyên dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, đi chùa xin lộc, cầu bình an và may mắn cho cả năm tiếp theo. Ngày Tết cổ truyền gắn liền với bánh chưng xanh, cây hoa đào hoa mai hay những mâm cỗ và các món ăn truyền thống với tục thờ cúng tổ tiên. Từ lâu, ngày Tết cổ truyền dân tộc đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người Việt. Cả năm mọi người chỉ mong chờ Tết đến, háo hức và nô nức chuẩn bị một cái Tết sao cho trọn vẹn nhất. Đây cũng là khoảng thời gian để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm làm việc và học tập đầy vất vả. Ngày Tết giúp gắn kết con người lại với nhau, từ đó tình cảm gia đình càng thêm bền chặt và gắn bó. Mỗi người chúng ta dù hằng năm có làm ăn ở đâu đi chăng nữa, bận bịu trăm công nghìn việc như thế nào thì  cũng nên dành khoảng thời gian ngày Tết bên gia đình, bạn bè và những người thân yêu để cùng nhau trò chuyện và chia sẻ. Có như vậy, cuộc sống không chỉ tươi đẹp hơn mà ngày tết cũng trọn vẹn hơn.

Tết ngày nay đã không còn như ngày trước nữa, bởi có lẽ thời gian đã làm mai một, phai mờ đi nhiều giá trị đặc trưng của ngày tết cổ truyền Việt Nam. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn mãi ghi nhớ và hướng về cái Tết cổ truyền thì nó vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị trong lòng mỗi con người Việt Nam ta.

------------------------------------

Vậy là trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về cách viết bài văn nghị luận xã hội về ngày Tết cổ truyền và bài văn mẫu tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể học tập thật tốt và vận dụng vào trong những bài văn của mình. 

icon-date
Xuất bản : 01/02/2023 - Cập nhật : 15/07/2023

Tham khảo các bài học khác