logo

Nêu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất:

* Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, động lực của nhận thức, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của quá trình nhận thức:

+ Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức.

+ Hoạt động thực tiễn làm cho các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư duy lôgic không ngừng được củng cố và phát triển.

* Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức:

+ Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.

+ Nó bổ sung điều chỉnh, sữa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.

=> Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, phải coi trọng công tác thực tiễn.

 

Nêu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

 

Để tìm hiểu kĩ hơn về nền Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức quan trọng như thế nào? Mời các bạn cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây!


1. Thực tiễn là gì?

Thực tiến là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan.

- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.

- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.

- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

- Hoạt động sản xuất vật chất.

Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp…

– Hoạt động chính trị – xã hội.

Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn

– Hoạt động thực nghiệm khoa học.

Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới.

>>> Xem thêm: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý


2. Nhận thức là gì?

Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó.

Quá trình nhận thức của con người gồm hai giai đoạn:

– Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.

Ví dụ: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị giác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta biết muối không có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn.

– Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể và công thức hóa học của muối, điều chế được muối…


3. Đặc điểm cơ bản của hoạt động thực tiễn:

Phạm trù thực tiễn là một phạm trù triết học được các nhà triết học sớm quan tâm. Tuy nhiên, các trào lưu triết học trước đó không giải quyết chính xác vấn đề thực tiễn. Kế thừa và phát triển sáng tạo những yếu tố hợp lý trong các quan niệm trước đó, Các Mác và Ph.Angwghen đã có quan niệm đúng đắn và khoa học về thực tiễn. Thực tiễn được định nghĩa là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Nêu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Từ quan điểm nêu trên, thực tiễn có ba nét đặc trưng riêng biệt, đó là:

Thực tiễn là hoạt động khách quan có tính vật chất

Tính vật chất của thực tiễn được thể hiện qua sự tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của con người, con người có thể cảm biết được, thực tiễn chịu sự chế ước và chi phối của quy luật khách quan.

 Các yếu tố cấu thành thực tiễn bao gồm: con người (chủ thể của thực tiễn), thế giới bên ngoài (đối tượng của thực tiễn), công cụ (phương tiện của thực tiễn),…

Thực tiễn là hoạt động năng động của tự giác

Tức là, thực tiễn là hoạt động có tính sáng tạo của con người nhằm cải tạo thế giới vật chất. Tính mục đích, tính tự chủ, tính sáng tạo của hoạt động thực tiễn biểu thị rõ thực tiễn có tính năng động, tự giác. Tính năng động tự giác không chỉ là đặc điểm của thực tiễn, mà còn là một trong những thước đo trình độ phát triển của thực tiễn.

Thực tiễn là hoạt động lịch sử xã hội

Hoạt động thực tiễn được thực hiện thông qua việc con người sử dụng những công cụ vật chất tác động trực tiếp vào những đối tượng làm cho chúng biến đổi theo những mục đích nhất định. Hoạt động này không ngừng phát triển qua các thời kỳ, do đó thực tiễn luôn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội.

Hoạt động thực tiễn đa dạng với ba hình thức cơ bản đó là họa động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị-xã hội và hoạt động thực nghiệm.


4. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

 Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, động lực của nhận thức, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của quá trình nhận thức:

+ Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức.

+ Hoạt động thực tiễn làm cho các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư duy lôgic không ngừng được củng cố và phát triển.

* Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức:

+ Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.

+ Nó bổ sung điều chỉnh, sữa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.

=> Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, phải coi trọng công tác thực tiễn.

--------------------------

Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu kiến thức về Thực tiễn cũng như vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi tham khảo bài viết do giáo viên của Top lời giải biên soạn, chúc các bạn học thật tốt. 

icon-date
Xuất bản : 20/05/2022 - Cập nhật : 20/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads