logo

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý


1. Thực tiễn là gì?

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan.

- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.

- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt động bản năng của động vật.

- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

a. Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý:

Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức, nó luôn vận động và phát triển trong lịch sử, nhờ đó nó thúc đẩy nhận thức cùng vận động và phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn.

Thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức, nó còn bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.

Nhờ có thực tiễn kiểm nghiệm mà chúng ta xác định được đâu là cái hợp quy luật, đâu là cái đúng, đâu là sai, cái nào nên làm…

Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức, cũng là nơi nhận thức luôn hướng đến để kiểm nghiệm tính đúng đắn.

Con người phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm này yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.

Những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm chính là những tri thức đúng.

b) Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Thực tiễn lại có “tính phổ biến” và là “hiện thực trực tiếp” nhờ đó thực tiễn có thể “vật chất hóa” được tri thức, biến tri thức thành các khách thể vật chất có tính xác thực cảm tính.

- Mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất định, nội dung đó luôn gắn liền với đối tượng xác định, diễn ra nên bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.

-Việc nắm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. Việc xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm phải dựa trên quan điểm lịch sử – cụ thể để vận dụng vào thực tiễn và xác định được rõ chân lý.

- Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn, mà thực tiễn lại còn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức để từ đó giúp con người hiểu và biết thêm được về các quy luật, đã là quy luật thì không thể phủ định được và sẽ tồn tại và là chân lý.

c) Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối.

Tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất, tương đối vì bản thân thực tiễn luôn luôn biến đổi, phát triển. Sự biến đổi này dẫn đến chỗ tiếp tục bổ sung, phát triển những tri thức đã có trước đó.

- Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một quá trình đi từ chưa biết đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. Mà thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra độ chuẩn xác trong kết quả nhận thức. Mà nhận thức là một quá trình có tính tích cực, chủ động và sáng tạo của những hoạt động vật chất có tính mục đích, lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới.

- Một chân lý luôn có tính đích thực, xác thực và luôn được thực tiễn kiểm nghiệm bởi chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức con người là tri thức đúng.

- Chính trong thực tiễn mà con người chứng minh được chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy.

- Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên các hình thức kiểm nghiệm bằng thực tiễn đối với tri thức là chân lý cũng khác nhau, có thể là tiến hành thực nghiệm, là áp dụng những phát minh vào thực tế công…


3. Ví dụ về thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

- Ví dụ: Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của không khí.

- Ví dụ: Trái đất quay quanh mặt trời

- Ví dụ: Không có gì quý hơn độc lập tự do

Những ví dụ trên chứng minh cho thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bởi chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới có thể khẳng định được tính đúng đắn.

icon-date
Xuất bản : 07/03/2022 - Cập nhật : 22/04/2024