logo

Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đát đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào

Trắc nghiệm: Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đát đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Trả lời:

Đáp án đúng B: Quyền định đoạt

Giải thích: 

- Một là, đây là vấn đề thừa kế di sản, không có tranh chấp nên đáp án D không phù hợp

- Hai là, theo quy định tại điều 189 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Vấn đề đặt ra ở đây là quyền để lại di sản, không thuộc các hành vi như: khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức => Đáp án A không phù hợp

- Ba là, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý => Người dân không có quyền chiếm hữu đối với đất đai => Đáp án C không phù hợp

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các quyền của nhà nước nhé !


1. Quyền định đoạt

Điều 192. Quyền định đoạt

- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản"

- Chủ thể có quyền định đoạt bằng hành vi, ý chí của mình thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản, tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn của chủ thể. Có thể thấy quyền định đoạt được thực hiện ở hai góc độ khác nhau:
+ Thứ nhất, định đoạt dưới góc độ thực tế của tài sản. Theo đó chủ thể tác động trực tiếp lên tài sản bằng cách tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Tiêu dùng là việc chủ thể đưa tài sả vào sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống. Tiêu hủy tài sản là việc chủ thể bằng một hành vi cụ thể làm cho tài sản không còn tồn tại trên đời này nữa. 
+ Thứ hai, định đoạt dưới góc độ pháp lý của tài sản. Định đoạt dưới góc độ pháp lý là việc chủ thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, hoặc từ bỏ tài sản làm phát sinh chủ thể có quyền mới đối với tài sản đó. Định đoạt dưới góc độ pháp lý là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản. Chủ thể thực hiện quyền thông qua các giao dịch dân sự phù hợp như: thừa kế, tặng cho, bán tài sản,…


2. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt 

Điều 193. Bộ luật dân sự 2015 quy định

- Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật. 

Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đát đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào
(Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật)

- Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

- Quyền sở hữu là một quyền quan trọng trong bộ luật dân sự và được trao cho chủ sở hữu thực hiện các quyền này. Trong ba quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, quyền định đoạt chỉ có thể do chủ sở hữu thực hiện hoặc người khác thông qua hợp đồng ủy quyền định đoạt tài sản. Đối với chủ sở hữu khi thực hiện quyền này cũng phải đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự. Bộ luật dân sự 2015 quy định, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trong trường hợp của bạn, bạn có nhận chuyển nhượng cổ phiếu từ cháu Thúy 14 tuổi. Thúy là người chưa thành niên, đồng thời cổ phiếu là động sản cần phải đăng ký quyền sở hữu. Vì vậy, giao dịch chuyển nhượng cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.


3. Những hạn chế của quyền định đoạt tài sản ( Điều 199 BLDS năm 2005)

- Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do pháp luật quy định

- Khi tài sản đem bán là di tích lịch sử, văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

- Trong trường hợp pháp nhân, cá nhân, chủ thể khác có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

Ví dụ: Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên có những hạn chế sau:

1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán” ( Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2005).

icon-date
Xuất bản : 07/03/2022 - Cập nhật : 07/03/2022