logo

Hành vi nào dưới đây thể hiện người có nhân phẩm?

Người có nhân phẩm là người được xã hội đánh giá cao và được kính trọng; là người có lương tâm, có nhu cầu về vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ. Cùng tìm hiểu "Hành vi nào dưới đây thể hiện người có nhân phẩm?" nhé.


Trắc nghiệm: Hành vi nào dưới đây thể hiện người có nhân phẩm?

A. Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.

B. Vứt rác đúng nơi quy định.

C. Bán hàng giả lừa dối những người mua để trục lợi.

D. Bán hàng kém chất lượng.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.

Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn là hành vi thể hiện người có nhân phẩm.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

- Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị là làm người của mỗi con người.

- Người có nhân phẩm là người được xã hội đánh giá cao và được kính trọng; là người có lương tâm, có nhu cầu về vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

=> Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn là hành vi tốt đẹp thể hiện người có nhân phẩm.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Danh dự 

a. Danh dự là gì? 

- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó

- Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự

- Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác. Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của mình, của các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện và tránh xa các điều xấu.

Hành vi nào dưới đây thể hiện người có nhân phẩm?

b. Vai trò của danh dự 

- Danh dự có vai trò rất lớn đối với mỗi cá nhân, người nào có danh dự thì đương nhiên sẽ được xã hội tin tưởng và coi trọng.

- Người có danh dự thường sẽ được đánh giá cao bởi người có danh dự là người có phẩm chất đạo đức tốt, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc nên làm và không nên làm.

- Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. Có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.

>>> Xem thêm: Khẳng định nào sau đây về danh dự là đúng?


2. Nhân phẩm 

a. Nhân phẩm là gì?

- Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người.

- Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt cánghĩa vụ về đạo đức với người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

- Những người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng. Từ đó thấy được rằng nhân phẩm của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng, là giá trị phản ánh và tạo nên giá trị cốt cách riêng của mỗi con người.

b. Các yếu tố trở thành con người có nhân phẩm

Để trở thành người có nhân phẩm, con người cần phải có cách yếu tố sau:

Có lương tâm trong sáng.

Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.

Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.

Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức.

Tôn trọng nhân phẩm của chính mình cũng như của mọi người xung quanh.

Nhân phẩm của cá nhân phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, thể chế xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.

c. Vai trò của nhân phẩm 

- Nhân phẩm có vai trò rất lớn so với một cá thể. Cá nhân có nhân phẩm tốt sẽ luôn được mọi người và xã hội coi trọng .

- Những người có nhân phẩm tốt luôn được nhìn nhận cao trong xã hội chính do họ là những người có đạo đức, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai để từ đó sẽ có khuynh hướng sửa đổi. Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong đời sống của mỗi người, góp thêm phần kiến thiết xây dựng xã hội ngày càng tăng trưởng và văn minh. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự trợ giúp của những người khác khi gặp phải khó khăn vất vả .


3. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Nhân phẩm

Câu 1: Câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm" muốn nhắc con người

A. Không làm những điều vi phạm pháp luật.

B. Phải làm những điều thiện.

C. Dù nghèo khó cũng không phạm pháp.

D. Dù trong bất cứ hoàn ảnh nào cũng phải giữ giá trị làm người.

Câu 2: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó được gọi là

A. Tự trọng.

B. Danh dự.

C. Hạnh phúc.

D. Nghĩa vụ.

Câu 3: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có

A. Tự trọng.

B. Tự ái.

C. Danh dự.

D. Nhân phẩm.

Câu 4: chú công an không nhận tiền mãi lộ của dân. Hành vi đó nói lên điều gì?

A. Là người có lương tâm.

B. Là người có nhân phẩm.

C. Là người biết điều.

D. Là người có danh dự.

Câu 5: Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm?

A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

B. Bền người hơn bề của.

C. Anh em như thể tay chân.

D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

icon-date
Xuất bản : 18/05/2022 - Cập nhật : 18/05/2022