logo

Hành vi nào dưới đây thể hiện người có lương tâm?

Hành vi thể hiện người có lương tâm là không bán hàng giả. Lương tâm giống như la bàn, nó hướng dẫn bạn đi đúng đường và tránh được vấn đề và lương tâm giống như cái gương, nó phản ánh tình trạng đạo đức, cho biết con người bên trong của bạn. 


Trắc nghiệm: Hành vi nào dưới đây thể hiện người có lương tâm?

A. Không bán hàng giả.

B. Không bán hàng rẻ.

C. Tạo nhiều việc làm cho mọi người.

D. Học tập để nâng cao trình độ.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Không bán hàng giả.

Hành vi thể hiện người có lương tâm là không bán hàng giả.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Hành vi thể hiện người có lương tâm là không bán hàng giả, hàng nhái. Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Chính ví vậy, hành vi không bán hàng giả hàng nhái là hành vi có đạo đức của bản thân người bán hàng trong mối quan hệ với người tiêu dùng.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Nghĩa vụ

a. Nghĩa vụ là gì?

- Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.

- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

Hành vi nào dưới đây thể hiện người có lương tâm?

- Trong trường hợp cần thiết,  cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. Tuy nhiên, xã hội cũng phải có trách nhiệm bảo đảm cho sự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của các cá nhân, bởi vì suy cho cùng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở đảm bảo được những nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân.

b. Nghĩa vụ của người thanh niên hiện nay

- Chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác, góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội…

- Tích cực lao động, cần cù, sáng tạo

- Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

>>> Xem thêm: Nghĩa vụ của học sinh THPT - học sinh phải nắm vững


2. Lương tâm

a. Khái niệm Lương tâm

- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

- Lương tâm tồn tại ở hai dạng đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân.

b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm

- Đối với mọi người:

+ Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, tự giác thực hiện hành vi đạo đức biến các hành vi đạo đức thành những thói quen đạo đức.

+ Bồi dưỡng tư cách đẹp trong sáng trong quan hệ người với người.


3. Nhân phẩm và danh dự

a. Nhân phẩm là gì?

- Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được đó là giá trị làm người của mỗi con người.

- Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, kính trọng và có vinh dự lớn.

- Những biểu hiện của nhân phẩm:

+ Có lương tâm trong sáng.

+ Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.

+ Thực hiện tốt chuẩn mức đạo đức tiến bộ.

b. Danh dự

- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

- Như vậy, danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.

- Mỗi người cần luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình, tôn trọng danh dự của người khác, tạo động lực để cá nhân điều chỉnh hành vi, làm điều tốt, tránh làm điều xấu.

- Các nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình được coi là có lòng tự trọng: biết làm chủ các nhu cầu bản thân, đồng thời quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

- Tự trọng khác với tự ái. Khi tự ái, con người hay có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.

c. Ý nghĩa nhân phẩm và danh dự

- Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ với nhau.

- Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần.

- Tự trọng là người biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình.

- Tự trọng khác xa hoàn toàn tự ái:

+ Người có tự trọng biết đánh giá đúng bản thân mình theo tiêu chuẩn khách quan.

+ Người tự ái chỉ biết đánh giá cao bản thân mình theo tiêu chuẩn chủ quan, chỉ nghĩ đến bản thân mình, họ đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, không muốn ai khuyên bảo mình.


4. Hạnh phúc

a. Khái niệm Hạnh phúc

Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng,thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội

- Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội.

- Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu.

- Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩa vụ đối với người khác và xã hội.

- Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người.

- Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó với nhau.

- Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh phúc của riêng mình.


5. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về hành vi lương tâm và đạo đức

Câu 1: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích của

A. Cộng đồng      

B. Gia đình

C. Anh em      

D. Lãnh đạo

Câu 2: Khi nhu cầu và lợi ích về cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết

A. Hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung

B. Đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung

C. Đặt nhu cầu của cá nhân lên trên

D. Hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân.

Câu 3: Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. Lương tâm     

B. Danh dự

C. Nhân phẩm     

D. Nghĩa vụ

Câu 4: Câu nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ?

A. Liệu mà thờ kính mẹ già

B. Gieo gió gặt bão

C. Ăn cháo đá bát

D. Ở hiền gặp lành

Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có lương tâm?

A. Bán thực phẩm độc hại cho người tiêu dùng

B. Mẹ mắng con khi bị điểm kém

C. Xả rác không đúng nơi quy định

D. Đến ở nhà bạn khi chưa được mời

icon-date
Xuất bản : 18/05/2022 - Cập nhật : 18/05/2022