logo

Khẳng định nào sau đây về danh dự là đúng?

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Khẳng định nào sau đây về danh dự là đúng?" cùng kiến thức mở rộng về Nhân phẩm là tài liệu đắt giá môn Giáo dục công dân 10 dành cho các thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Khẳng định nào sau đây về danh dự là đúng?

A. Đức tính đã được tôn trọng và đề cao

B. Uy tín đã được xác nhận và suy tôn

C. Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận

D. Năng lực đã được khẳng định và thừa nhận

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Nhân phẩm nhé!


Kiến thức tham khảo về Nhân phẩm


1. Khái niệm nhân phẩm

- Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người.Nhân phẩm là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ.

- Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

- Con người thường sử dụng từ "nhân phẩm" theo cách thức tuyên bố và thận trọng: ví dụ, trong chính trị, nó có thể được sử dụng để phê phán cách đối xử của các nhóm và dân tộc bị áp bức và dễ bị tổn thương, nhưng nó cũng đã được áp dụng cho các nền văn hóa và văn hóa phụ, đến niềm tin và lý tưởng tôn giáo, và thậm chí cả động vật được sử dụng làm thực phẩm hoặc nghiên cứu.

- "Nhân phẩm" cũng có ý nghĩa mô tả liên quan đến giá trị của con người. Nói chung, thuật ngữ này có nhiều chức năng và ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào cách sử dụng thuật ngữ và bối cảnh.

Khẳng định nào sau đây về danh dự là đúng?

- Những người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng. Từ đó thấy được rằng nhân phẩm của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng, là giá trị phản ánh và tạo nên giá trị cốt cách riêng của mỗi con người.

- Để trở thành người có nhân phẩm, con người cần phải có cách yếu tố sau:

+ Có lương tâm trong sáng.

+ Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.

+ Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức.

+ Tôn trọng nhân phẩm của chính mình cũng như của mọi người xung quanh.


2. Vai trò của nhân phẩm đối với con người

- Nhân phẩm có vai trò rất lớn đối với một cá nhân. Cá nhân có nhân phẩm tốt sẽ luôn được mọi người và xã hội coi trọng.

- Những người có nhân phẩm tốt luôn được đánh giá cao trong xã hội bởi vì họ là những người có đạo đức, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai để từ đó sẽ có định hướng sửa đổi.

- Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.


3. Nhân phẩm và danh dự là hai phạm trù đạo đức khác nhau nhưng lại có quan hệ lẫn nhau

- Nhân phẩm là giá trị làm người, còn danh dự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm.

- Mỗi con người có danh dự không chỉ biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân mà còn phải biết làm nhân phẩm của mình được xã hội công nhận thông qua hành động cống hiến không mệt mỏi cá nhân cho xã hội.

- Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều xấu. Đó chính là ý nghĩa quan trọng của danh dự.

- Tiền, bạc mất đi có thể tìm lại được nhưng một khi chúng ta đánh mất nhân phẩm và danh dự là mất đi phẩm chất và giá trị làm người. Đó là yếu tố tạo nên giá trị của một con người. Vì vậy, chúng ta hãy sống, học tập và làm việc cho thật tốt. Sống không có nghĩa là chỉ biết nghĩ cho mình, mà hãy vì người khác. Bởi lẽ, chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác. Đó mới là niềm vui là l

- Danh dự và nhân phẩm là quyền của mỗi người, được pháp luật công nhận và bảo vệ, điều này được thể hiện nhiều trong nhiều quy định pháp luật khác nhau, từ đạo luật cao nhất là hiến pháp cho đến các quy định pháp luật chuyên ngành. 

icon-date
Xuất bản : 17/03/2022 - Cập nhật : 17/03/2022