logo

Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người phải dựa trên các giá trị tinh thần

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người phải dựa trên các giá trị tinh thần" cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Giáo dục công dân 10 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Câu hỏi trắc nghiệm: 

Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tự trọng.

B. Danh dự.

C. Hạnh phúc.

D. Nghĩa vụ.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Danh dự

Lời giải: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó là nội dung của khái niệm danh dự.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về danh dự là gì nhé!


Kiến thức tham khảo về Danh dự


1. Danh dự là gì?

- Danh dự được hiểu là sự coi trọng, tôn trọng của xã hội đối với một cá nhân, tổ chức nào đó và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

- Danh dự là sự coi trọng đối với một cá nhân nhưng mang tính xã hội rất lớn và luôn gắn với một chủ thể nhất định. Sở dĩ nói danh dự mang tính xã hội lớn là bởi vì danh dự được hình thành dựa trên những mối quan hệ trong xã hội. Việc mọi người nhìn vào chính là thước đo để đánh giá một cá nhân có danh dự hay không.

- Danh dự cũng chính là yếu tố quan trọng để khẳng định vai trò và uy tín của một cá nhân, tổ chức nào đó trong xã hội, được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, không ái có quyền xâm phạm.

Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người phải dựa trên các giá trị tinh thần

- Samuel Johnson, trong A Dictionary of the English Language (1755), định nghĩa danh dự là có nhiều nghĩa, nghĩa đầu tiên trong số đó là " quý tộc của linh hồn, cao thượng và sự khinh miệt những gì hèn hạ ". Kiểu danh dự này xuất phát từ niềm vinh dự khi có hạnh kiểm đạo đức cá nhân và sự chính trực của người có nó. Mặt khác, Johnson cũng xác định danh dự trong mối quan hệ với "danh tiếng" và "danh tiếng"; "đặc quyền của cấp bậc hoặc sinh" và là "sự tôn trọng" của loại "đặt một cá nhân về mặt xã hội và xác định quyền ưu tiên của mình". Loại danh dự này thường không phải là một chức năng của sự xuất sắc về đạo đức hay đạo đức, vì nó là một hệ quả của quyền lực. Cuối cùng, liên quan đến vấn đề tình dục, danh dự theo truyền thống có liên quan đến (hoặc giống hệt) "khiết tịnh" hoặc "trinh tiết", hoặc trong trường hợp nam nữ kết hôn, "chung thủy". Một số người đã lập luận rằng danh dự nên được xem nhiều hơn như một dạng hùng biện, hoặc tập hợp các hành động có thể, hơn là một quy tắc.

- Danh dự là một phẩm chất cao quý của mỗi người và luôn được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong đó, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định rất rõ về chế tài đối với những hành vi được coi là xúc phạm danh dự của người khác.


2. Vai trò của danh dự đối với con người

+ Danh dự có vai trò: làm cho con người có tiếng tăm hơn , dòng họ gia đình được mọi người quý trọng và biết đến nhiều hơn đối với mỗi cá nhân chúng ta

+ Tại sao cần coi trọng danh dự của bản thân?

– Danh dự của mình là ảnh hưởng đến cả dòng tộc , vì vậy không nên đùa giỡn

– Danh dự làm dòng họ gia đình được mọi người quý trọng và biết đến nhiều hơn

+ Tại sao cần tôn trọng danh dự của người khác?

– Nếu bạn làm lăng mạ , hình nhục chắc chăn danh dự của người khác sẽ bị hạ thấp

– Nó ảnh hưởng đến tiếng tăm của cả dòng họ

+ Danh dự, uy tín con người không thể đo đếm hay mua bằng vật chất được. Danh dự con người không bỗng dưng hoặc trong một chốc một lát có được, mà phải trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện dày công vun đắp mới có. Uy tín, nhân phẩm do mỗi con người tự xây đắp nên, không ai có thể làm thay, làm hộ được. Danh dự không xa vời trừu tượng mà rất gần gũi. Nó được thử thách qua thực tiễn cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Danh dự là phẩm chất đạo đức, lòng tự trọng của một con người, cần phải thường xuyên xây đắp, tích tụ từ nhỏ cho đến lúc qua đời.

+ Danh dự cũng không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, chức vụ, nghề nghiệp, giới tính. Nhưng một người có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng, chức vụ càng cao thì uy tín, danh dự trong xã hội càng lớn. Người có danh dự, lòng tự trọng luôn ngay thẳng, cương trực, thấy sai thì đấu tranh, thấy đúng luôn bảo vệ, chứ không phải “ẩn mình” chỉ biết mình; không bao giờ tự kiêu, tự mãn với những gì đã làm được. Người cao tuổi phải làm gương, làm mẫu cho người trẻ noi theo, người có chức vụ cao càng phải sống trọng danh dự để cấp dưới học tập. Trong xã hội hiện nay thật giả, xấu tốt đôi khi bị trà trộn, lẫn lộn, do vậy mỗi người phải tự xây đắp danh dự cho chính mình, từ lúc còn trẻ cho đến khi qua đời.

+ Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.

icon-date
Xuất bản : 18/03/2022 - Cập nhật : 18/03/2022