Câu trả lời đúng nhất:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn có ba hình thức cơ bản là: Hình thức sản xuất vật chất, hình thức chính trị - xã hội, hình thức thực nghiệm.
Để hiểu rõ hơn về các hình thức cơ bản của thực tiễn, Top lời giải mời các bạn đến với bài viết sau!
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Thực tiễn là hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất làm cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Là hoạt động đặc trưng của bản chất con người, thực tiễn không ngừng phát triển bởi các thế hệ của loài người qua các quá trình lịch sử.
- Hình thức sản xuất vật chất: là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
- Các hình thức cơ bản của thực tiễn bao gồm: Hình thức chính trị - xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. VD: …
– Hình thức thực ngiệm: khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Ngoài ra, các hoạt động thực tiễn không cơ bản như giáo dục, pháp luật, đạo đức v.v được mở rộng và có vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển của xã hội.
>>> Xem thêm: Nêu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Ví dụ như hoạt động gặt lúa của nông dân sử dụng liềm, máy gặt tác động vào cây lúa để thu hoạch thóc lấy gạo để ăn; hay hoạt động lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp tác động vào máy móc trên các loại vải, da,.. để tạo ra sản phẩm tiêu dùng như quần áo, giày dép phục vụ đời sống con người…
Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn.
Thực tiễn và lý luận luôn thống nhất biện chứng với nhau, đòi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau, tác động qua lại với nhau. Nếu không có thực tiễn thì không thể có lý luận và ngược lại, không có lý luận khoa học thì cũng không thể có thực tiễn chân chính. “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” (Hồ Chí Minh).
Là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận. Thực tiễn là cơ sở bởi nó đã cung cấp chất liệu, cung cấp vật liệu cho nhận thức, lý luận. Thực tiễn là động lực bởi thực tiễn luôn vận động và đề ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết, thúc đẩy nhận thức, lý luận phát triển.
Là mục đích của nhận thức, lý luận. Hoạt động nhận thức, lý luận không có mục đích tự thân mà phải nhằm trở lại phục vụ thực tiễn. Lý luận chỉ có ý nghĩa đích thực khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, phục vụ thực tiễn, làm biến đổi thực tiễn. Do vậy, thước đo đánh giá giá trị của lý luận chính là thực tiễn.
Là tiêu chuẩn đánh giá sự đúng, sai của nhận thức, lý luận. Lý luận có thể phản ánh đúng hoặc không đúng hiện thực khách quan. Để đánh giá lý luận đó đúng hay sai phải được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn. Thông qua thực tiễn, con người mới vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng, mới biết được nhận thức, lý luận của mình là đúng hay sai.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Bản thân thực tiễn không đứng im mà luôn luôn thay đổi, do đó, khi thực tiễn thay đổi thì tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.
Qua việc làm rõ thực tiễn là gì và phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, ta rút ra quan điểm thực tiễn.
– Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng tổng kết thực tiễn.
Ví dụ:
+ Nghiên cứu cây lúa phải bám sát quá trình gieo mạ và tiến trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa trực tiếp trên cánh đồng, đồng thời kết hợp với những tri thức đã có về cây lúa trong những tài liệu chuyên ngành. Ta không thể nghiên cứu về cây lúa chỉ bằng việc đọc sách, báo, tài liệu.
+ Nghiên cứu về cách mạng xã hội thì cũng không thể chỉ dựa vào sách, báo, tài liệu, mà cần phải có cả quá trình tiếp xúc, tìm hiểu đời sống của các giai cấp, tầng lớp…
– Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.
------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Các hình thức cơ bản của thực tiễn, hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cần thiết và hữu ích. Chúc các bạn học tốt!