logo

Trong các ví dụ sau ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học

icon_facebook

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Hãy cùng Top lời giải trả lời câu hỏi “Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học?” nhé!


Câu hỏi: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học?

A. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp.

B. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh trong trường.

D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh trong trường.

Trong các ví dụ sau, mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh trong trường không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án C

Lí do loại trừ đáp án A, B, D là dựa vào định nghĩa, tính chất của mâu thuẫn theo quan niệm triết học

Theo triết học, mâu thuẫn là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong cùng một chỉnh thể. Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn là cái tồn tại khách quan, vốn có của bất cứ một sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Ví dụ: mối quan hệ giữa điện tích âm và điện tích dương của một dòng điện; giữa đồng hoá và dị hoá của cơ thể sống; giữa chân lý và sai lầm trong quá trình nhận thức; giữa cung và cầu trên thị trường hàng hoá,…

Do đó: Ý B là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, ý A là mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp và ý D là sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường đều là những mâu thuẫn nằm trong cùng một chỉnh thể và là mâu thuân triết học

=> Từ các kiến thức trên loại đáp án A, B, D

Lí do chọn đáp án C

Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh trong trường cũng là một mâu thuẫn tuy nhiên nó không phải hai mặt đối lập mà nó chỉ là mâu thuẫn do hiểu nhầm lẫn nhau.

Do đó ý C là mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh trong trường không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học.

>>> Xem thêm: Mâu thuẫn biện chứng là gì?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về mâu thuẫn trong triết học

Trong các ví dụ sau ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học

Câu 1. Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.

B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Đáp án: B

Câu 2. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có

A. Hai mặt đối lập

B. Ba mặt đối lập

C. Bốn mặt đối lập

D. Nhiều mặt đối lập.

Đáp án: A

Câu 3. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A. Mâu thuẫn      

B. Xung đột

C. Phát triển      

D. Vận động.

Đáp án: A

Câu 4. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. Khác nhau

B. Trái ngược nhau

C. Xung đột nhau

D. Ngược chiều nhau

Đáp án: B

Câu 5. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

A. Liên tục đấu tranh với nhau

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Đáp án: C

--------------------------

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về mâu thuẫn trong triết học. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết! 

icon-date
Xuất bản : 30/05/2022 - Cập nhật : 30/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads