logo

Mâu thuẫn biện chứng là gì

Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái mà các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.

Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và nguồn gốc phát triển của nhận thức.


1. Giải thích mâu thuẫn biện chứng dưới góc độ triết học

Mâu thuẫn biện chứng là một phạm trù của phép biện chứng dùng để chỉ sự liên hệ và tác động giữa hai mặt đối lập

Lúc đầu, thuật ngữ mâu thuẫn được dùng trong Lôgic học hình thức để chỉ những phát ngôn, phán đoán trái ngược nhau, một cái khẳng định, một cái phủ định (có và không có; là và không phải là). Về sau thuật ngữ này được dùng trong phép biện chứng của Hêghen và của Mác với một nghĩa rộng hơn, thậm chí khác với nghĩa nguyên thủy của nó; mâu thuẫn đã trở thành một phạm trù triết học, nó không chỉ có trong tư duy, mà cả trong hiện thực khách quan nữa.

Mâu thuẫn biện chứng có quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao. Lúc đầu chỉ là sự khác nhau giữa hai mặt, về sau biến thành sự đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập đi từ chỗ ít gay gắt đến chỗ gay gắt hơn. Quá trình đấu tranh của các mặt đối lập cũng gắn liền với sự giải quyết thường xuyên của mâu thuẫn, nhưng đó chỉ là sự giải quyết cục bộ, tạm thời; mâu thuẫn thường xuyên được giải quyết nhưng cũng thường xuyên tái lập lại trên cơ sở mới. Chỉ khi mâu thuẫn phát triển đến trình độ chín muồi mới được giải quyết triệt để hoàn toàn.

Quy luật mâu thuẫn biện chứng có vai trò quan trọng nhất trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và được V.I. Lênin coi là “hạt nhân của phép biện chứng”. Nghiên cứu quy luật này giúp ta hiểu được nguồn gốc, động lực của sự tự thân vận động, tự thân phát triển của thế giới khách quan và của tư duy con người, khắc phục quan điểm duy tâm, siêu hình về sự phát triển.


2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn

Mâu thuẫn biện chứng là gì

– Các khái niệm:

+ Mặt đối lập: Mang đến sự thể hiện của các khía cạnh khác nhau. Thể hiện với những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược. Nhìn trên các mặt đó, ta thấy được cơ chế hoàn toàn đối lập nhau trong hoạt động. Chúng tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã hội. Gắn với các sự vật, hiện tượng cụ thể.

+ Mâu thuẫn biện chứng: Là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác động qua lại với nhau.Trong đó có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức.

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập:

Là điểm chung được xác định trong chức năng đối với sự vật, hiện tượng. Chúng nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau. Với các mặt khác nhau đảm bảo quan trọng, cần thiết. Mang đến ý nghĩa và chức năng không thể thiếu để sự vật, hiện tượng có thể vận động và phát triển. Sự tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề. Hướng đến tính thống nhất chung trong chức năng.

+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập

Là sự mâu thuẫn trong hoạt động, cơ chế thực hiện. Với các tác động qua lại theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau. Các mặt chính là sự ngược lại trong vận hành của mặt kia. Nó mang đến các đấu tranh trong chức năng, ý nghĩa thực hiện. Và phủ định lẫn nhau về nguyên tắc vận hành hay hoạt động.

– Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển

+ Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau

Thống nhất mang đến cộng hưởng trong ý nghĩa chung. Nhưng đấu tranh lại mang đến các thể hiện riêng biệt, triệt tiêu mặt còn lại. Qua đó, mang đến các vận động đi lên để chứng minh của từng mặt. Cũng là tất yếu nếu không muốn bị loại bỏ.

+ Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển.

Mâu thuẫn ban đầu hình thành chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Phản ánh với chức năng cần thiết phản ánh. Tuy nhiên ngày càng lớn lên và rộng trở thành đối lập. Theo sự khẳng định theo thời gian của vận động với chiều hướng đi lên. Cũng là sự cần thiết và bảo đảm để thể hiện chức năng của các mặt.

+ Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập.

Các phát triển khiến tiếng nói chung không được tìm thấy. Dần hình thành sự đối lập nghiêm trọng và khã biệt hơn. Các mặt đối lập tất yếu sẽ có đấu tranh. Không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng. Song song với các tính chất thể hiện của đấu tranh để bài trừ lẫn nhau. Cũng như các tác động qua lại trong tác động lên sự vật, hiện tượng.

Mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển và vận động.

Xem thêm: 

>>> Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học?


3. Phân loại mâu thuẫn

Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong phú đa dạng được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.

Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật.

Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.

Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là sự tương đối, tuỳ theo phạm vi xem xét. Cùng một mâu thuẫn nhưng xét trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài nhưng xét trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên trong. Để xác định một mâu thuẫn nào đó là mâu thuẫn bên trong hay mâu thuẫn bên ngoài trước hết phải xác định phạm vi sự vật được xem xét.


4. Ví dụ về mâu thuẫn biện chứng:

Mâu thuẫn biện chứng là gì

Mâu thuẫn biện chứng được hiểu như sau:

Mâu thuẫn biện chứng được hiểu cơ bản chính là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện chứng thông thường sẽ được tồn tại một cách khách quan, phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên. Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy sẽ có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức.

Mâu thuẫn biện chứng cũng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức. Mâu thuẫn trong lôgic hình thức là sai lầm trong tư duy.

Ví dụ về mâu thuẫn biện chứng:

Ví dụ về mâu thuẫn biện chứng cụ thể như là mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm, giữa lực hút và lực đẩy trong thế giới vật lý, giữa đồng hóa và dị hóa trong sinh vật, giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột trong đời sống kinh tế, giữa các quan điểm, học thuyết chống đối nhau trong triết học và các lý thuyết về tự nhiên, xã hội,hay rất nhiều các ví dụ cụ thể khác.

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về một số đặc điểm của Quy luật mâu thuẫn biện chứng. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/05/2022 - Cập nhật : 13/05/2022