logo

Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

Lời giải và đáp án chính xác, đầy đủ cho câu hỏi: “Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý” kèm kiến thức tham khảo hay nhất do Top lời giải biên soạn là tài liệu học tập hay và hữu ích dành cho các bạn học sinh ôn tập tốt hơn.


Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

- Theo triết học Mác – Lênin, nhận thức không phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn, mà là một quá trình biện chứng.

- Theo Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.

- Theo đó, con đường biện chứng của quá trình nhận thức gồm hai khâu sau:

+ Nhận thức cảm tính bao gồm: Cảm giác; Tri giác; Biểu tượng

+ Nhận thức lý tính bao gồm: Khái niệm; Phán đoán; Suy luận

Xem thêm:

>>> Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan


Kiến thức tham khảo về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý


1. Quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

- Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan.

Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

- Theo sự khái quát này, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý (tức là phản ánh đúng đắn đối với hiệt thực khách quan) là một quá trình. Đó lá quá trình bắt đầu từ “trực quan sinh động” (nhận thức cảm tính) tiến đến “tư duy trừu tượng” (nhận thức lý tính). Nhưng những sự trừu tượng đó không phải là điểm cuối cùng của một chu kỳ nhận thức, mà nhận thức phải tiếp tục tiến tới thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà nhận thức có thể kiểm tra và chứng minh tính đúng đắn của nó và tiếp tục vòng khâu tiếp theo của quá trình nhận thức. Đây cũng chính là quy luật chung của quá trình con người nhận thức về hiện thực khách quan.


2. Các giai đoạn của quá trình nhận thức

a. Nhận thức cảm tính

* Khái niệm

Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) là những tri thức do các giác quan mang lại. Nét đặc trưng cơ bản ở giai đoạn này là nhận thức được thực hiện trong mối liên hệ trực tiếp với thực tiễn thông qua các nấc thang cảm giác, tri giác, biểu tượng.

* Những thành phần của nhận thức cảm tính

+ Cảm giác là tri thức được sinh ra do sự tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng lên các giác quan của con người. Cảm giác phản ánh từng mặt, từng khía cạnh, từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc và nội dung của cảm giác là thế giới khách quan, còn bản chất của cảm giác là hình ảnh chủ quan về thế giới đó.

+ Tri giác là sự tổng hợp (sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau) của nhiều cảm giác riêng biệt vào một mối liên hệ thống nhất tạo nên một hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.

+ Biểu tượng được hình thành nhờ sự phối hợp hoạt động, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích, trừu tượng và khả năng ghi nhận thông tin của não người. Đây là nấc thang cao và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính; là hình ảnh cảm tính tương đối hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng được lưu lại trong não người và do tác động nào đó được tái hiện lại khi sự vật, hiện tượng không còn nằm trong tầm cảm tính. Trong biểu tượng đã có những phản ánh gián tiếp về sự vật, hiện tượng và với biểu tượng, con người đã có thể hình dung được sự khác nhau và mâu thuẫn nhưng chưa nắm được sự chuyển hoá từ sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác.

- Kết quả của nhận thức ở giai đoạn trực quan sinh động là không những chỉ là nhận thức “bề ngoài” về sự vật, hiện tượng, mà đã có “chất”. Tuy vậy, giai đoạn trực quan sinh động chưa đưa lại nhận thức hoàn chỉnh, khái quát về sự vật, hiện tượng; các nấc thang khác nhau của giai đoạn này trong quá trình nhận thức mới chỉ là tiên đề cho nhận thức về bản chất sự vật, hiện tượng.

b. Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)

- Là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất, nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính.

- Phản ánh gián tiếp sự vật, hiện tượng.

- Kết quả: đem lại sự hiểu biết về bản chất của sự vật, hiện tượng.

- Giai đoạn này được thực hiện qua những hình thức tư duy như: khái niệm, phán đoán, suy lý (suy luận)

+ Khái niệm: Là một hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh những mối liên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của sự vật, hiện tượng. Khái niệm cũng vận động và phát triển.

+ Phán đoán: Là sự liên kết các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực. Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ là mệnh đề theo những nguyên tắc văn phạm nhất định.

+ Suy lý: Là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hoặc nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Suy lý là một công cụ mạnh của tư duy trừu tượng thể hiện quá trình vận động của tư duy đi từ những cái đã biết đến nhận thức cái mới một cách gián tiếp.

c. Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

- Nhận thức cảm tính khác nhận thức lý tính ở chỗ: Nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp, phản ánh khách thể một cách trực tiếp, đem lại những tri thức cảm tính. Ngược lại, nhận thức lý tính là giai đoạn cao, phản ánh khách thể một cách gián tiếp, khái quát đem lại những tri thức về bản chất và quy luật của khách thể.

- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của một quá trình nhận thức, dựa trên cơ sở thực tiễn và hoạt động thần kinh cao cấp. Giữa chúng có sự tác động qua lại: nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính, nhận thức lý tính tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn, nhạy bén hơn

- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy cảm (đề cao vai trò của nhận thức cảm tính) và chủ nghĩa duy lý (đề cao vai trò của nhận thức lý tính).

- Tuy những suy nghĩ lý trí và cảm tính luôn cho thấy sự đối lập nhau nhưng trên thực tế chúng luôn song hành mà hiếm khi độc lập hoàn toàn. Lấy ví dụ, vẫn là trái táo nhưng người ta có thể dùng những lời lẽ chê bai hoặc lời đánh giá khen ngợi dành cho nó với đủ mọi lý lẽ khác nhau.

- Cái chính là phụ thuộc vào cảm xúc của người đánh giá, theo cảm tính họ có thể thích hoặc không ưa loại trái cây này. Cũng có những trường hợp dù nhận thức lý tính gần như đã đưa ra những lý lẽ chiếm ưu thế hoàn toàn nhưng lại bị cảm xúc mạnh mẽ lấn át (một cách phi lý). Đó cũng là lý do tại sao mỗi người chúng ta thường trở nên phức tạp trong suy nghĩ khi phải đứng trước những quyết định có liên quan đến lý tính và cảm tính.

icon-date
Xuất bản : 21/04/2022 - Cập nhật : 09/05/2022