logo

Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn GDCD 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?

A. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc.

B. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản nhà nước

C. Giúp người già neo đơn, ốm yếu.

D. Vứt rác bừa bãi ra môi trường

Đáp án đúng: A. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc.

Giải thích: Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm của người bác sĩ.


Kiến thức tham khảo về Một số phạm trù cơ bản của đạo đức


1. Nghĩa vụ

a. Khái niệm nghĩa vụ?

- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

- Trong trường hợp cần thiết cá nhân phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên quyền lợi cá nhân.

Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?

b. Nghĩa vụ của người thanh niên hiện nay

- Chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác, góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội…

- Tích cực lao động, cần cù, sáng tạo.

- Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


2. Lương tâm

a. Lương tâm là gì?

- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điểu chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác và xã hội.

- Hai trạng thái của lương tâm: thanh thản và cắn rứt.

+ Trạng thái thanh thản: thể hiện sự vui sướng, hài long về công việc gì đó mà mình đã làm được.

+ Trạng thái cắn rứt: thể hiện sự cắn rứt, hối hận lương tâm

b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm

- Đối với mọi người:

+ Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, tự giác thực hiện hành vi đạo đức biến các hành vi đạo đức thành những thói quen đạo đức.

+ Bồi dưỡng tư cách đẹp trong sáng trong quan hệ người với người.


3. Nhân phẩm và danh dự

a. Nhân phẩm

- Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

- Người có nhân phẩm là người được xã hội đánh giá cao và được kính trọng; là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

b. Danh dự

- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

- Như vậy, danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.

- Mỗi người cần luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình, tôn trọng danh dự của người khác, tạo động lực để cá nhân điều chỉnh hành vi, làm điều tốt, tránh làm điều xấu.

- Các nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình được coi là có lòng tự trọng: biết làm chủ các nhu cầu bản thân, đồng thời quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

- Tự trọng khác với tự ái. Khi tự ái, con người hay có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.


4. Hạnh phúc

a. Khái niệm hạnh phúc

Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng,thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội

- Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội.

- Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu.

- Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩa vụ đối với người khác và xã hội.

- Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người.

- Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó với nhau.

- Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh phúc của riêng mình.

icon-date
Xuất bản : 06/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022