logo

Nêu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc?

Đáp án cho câu hỏi Nêu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc? Vì sao Hồ Chí Minh cho rằng: việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng? Liên hệ tới thực tiễn Việt Nam chính xác, dễ hiểu nhất.

Câu hỏi:

Nêu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc? Vì sao Hồ Chí Minh cho rằng: việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng? Liên hệ tới thực tiễn Việt Nam

Trả lời:

Quan điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.

- CNĐQ sử dụng bạo lực để xâm lược thi chỉ có con đường cách mạng bạo lực mới giành và bảo vệ nền độc lập.

- Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể xác định hình thức.

- Giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà binh, thương lượng, nhượng bộ có nguyên tắc. Tư tưởng bạo lực cách mạng thống nhất với tư tưởng nhân đạo hoà binh.

- Chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cung.

- Tự lực cánh sinh là phương châm chiến lược quan trọng của bạo lực cách mạng.

Nêu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc?

Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng. Chí khí không còn khả năng hòa hoãn, khi kẻ thu ngoan cố bám giữ lập trường thực dân, chỉ muốn giành thắng lợi bằng quân sự thi Hồ Chí Minh mới kiên quyết phát động chiến tranh. Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo, hòa binh thống nhất biện chứng với nhau. Yêu thương con người, yêu chuộng hòa binh, tự do, công lý, tranh thủ mọi khả năng hòa binh để giải quyết xung đột, nhưng một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thi phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết dung bạo lực cách mạng, dung khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và bảo vệ hòa binh, vi độc lập, tự do. Đánh giặc không phải là tiêu diệt hết lực lượng, mà chủ yếu là đánh bại ý chí xâm lược của chúng, kết hợp giành thắng lợi về quân sự với giải pháp ngoại giao để kết thúc chiến tranh.

Liên hệ thực tiễn:

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, trong đó công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng giữ vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt để huy động sức mạnh tông hợp của toàn dân tộc. “Nếu Đảng ta trước đó không xây dựng lực lượng vũ trang và thành lập những khu căn cứ rộng lớn để làm chỗ dựa cho lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh chính trị, và khi điều kiện đã chín muồi không mau lẹ phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang thi cách mạng cũng không thể mau chóng giành được thắng lợi”. Thực tiễn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của một quá trinh chuẩn bị đấu tranh cách mạng lâu dài, trải qua ba lần tông diễn tập với ba cao trào cách mạng 1930-1931, 1936- 1939 và 1939-1945. Đó là một cuộc cách mạng bạo lực kết hợp chặt chẽ lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, lấy đấu tranh chính trị làm chính. Hình thái khởi nghĩa là từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tông khởi nghĩa, gắn việc giành chính quyền về tay nhân dân với việc bảo vệ thành quả cách mạng. Nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ động nắm bắt thời cơ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo toàn dân nôi dậy tông khởi nghĩa giành chính quyền. Bạo lực trong cách mạng Tháng Tám năm 1945 chính là bạo lực của đội quân chính trị hung hậu của quần chúng, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt xung kích đã đập tan bộ máy thống trị của chủ nghĩa thực dân giành thắng lợi cho cách mạng.

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 28/07/2022