logo

Nêu các nhân tố tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

Đáp án cho câu hỏi Nêu các nhân tố tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Phân tích ảnh hưởng của giá trị truyền thống dân tộc và chủ nghĩa Mác – Lênin tới sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh? Theo anh chị, trong các cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở nào đóng vai trò quyết định chính xác, dễ hiểu nhất. 


1. Nêu các nhân tố tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Có hai yếu tố cơ bản cấu thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

a. Về yếu tố khách quan:

Thứ nhất là bối cảnh lịch sử hinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. Ở trong nước, chính quyền triều Nguyễn đang từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp bằng việc lần lượt ký các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam.

- Cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần Vương” thất bại, hệ tư tưởng phong kiến tỏ ra lỗi thời với các nhiệm vụ lich sử.

- Bên cạnh đó, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có những chuyển biến và phân hóa, giai cấp công nhân, tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện.

- Cung với đó là các trào lưu cải cách ở Nhật bản, Trung Quốc tràn vào nước ta làm cho các phong trào yêu nước chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu trong thời kỳ này là phong trào yêu nước của các sĩ phu Nho học có tư tưởng tiến bộ, thức thời như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám .. nhưng vẫn thất bại, nó chưa phải là lối thoát rõ ràng, là lối đi đúng đắn. Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường mới.

Nêu các nhân tố tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

- Trong khi con thuyền Việt Nam còn đang lênh đênh chưa rõ bến bờ phải đi tới thi lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng có những chuyển biến to lớn. Chủ nghĩa đế quốc trở thành kẻ thu chung của các dân tộc thuộc địa.

- Trong quá trinh xâm lược đó, sự bóc lột phong kiến vẫn được duy tri và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, làm dẫn tới sự xuất hiện thêm giai cấp mới là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản

- Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một cao trào cách mạng thế giới nô ra với đỉnh cao là Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Thắng lợi ấy đã lật đô nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô viết, “làm thức tỉnh nhân dân châu Á”, mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tộc.

Quan trọng hơn hết là nhiều thuộc địa đã được giải phóng, hinh thành nên các quốc gia độc lập và dẫn tới sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922), Quốc tế cộng sản (3/1919), phong trào công nhân của các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa phương Đông ngày càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong việc chống kẻ thu chung là chủ nghĩa đế quốc.

Thứ hai trong cơ sở khách quan đó chính là những tiền đề tư tưởng – lý luận.

- Lịch sử dựng nước và giữ nước ngàn đời của dân tộc ta đã hinh thành nên những giá trị truyền thống đặc sắc và cao quý, trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận xuất phát hinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống yêu nước, là tinh thần tương thân tương ái, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí vươn lên mọi khó khăn thử thách, là trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài..

- Người đã tự biết làm giàu trí tuệ của minh bằng vốn trí tuệ của thời đại , Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc kế thừa và đôi mới, vận dụng và phát triển.

+) Phương Đông: Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những giá trị Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

+) Phương Tây: Trong hành trinh đi tim đường cứu nước, Người trực tiếp nghiên cứu tư tưởng nhân văn, dân chủ ở các nước phương Tây. Người đã kế thừa và phát huy quan điểm nhân quyền và dân quyền trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp từ đó đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc thuộc địa

- Đặc biệt, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.

+) Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất cách mạng, khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó trang bị thế giới quan và phương pháp luận cho tư tưởng Hồ Chí Minh

+) Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào bối cảnh lịch sử VN đã giải quyết được sự khủng hoảng trong đường lối cứu nước cuối thế ki XIX đầu thế kỉ XX

=> Như vậy, Hồ Chí Minh đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng, triết học, văn hóa cả cô kim, Đông Tây, làm giàu cho tư tưởng của minh. Tất cả những tri thức ấy đã góp phần quan trọng vào việc hinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.

b. Về yếu tố chủ quan:

- Chứng kiến nỗi đau mất nước, cuộc sống lầm than của nhân dân và sự bế tắc trong đường lối cứu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Hồ Chí Minh với hoài bão cứu dân cứu nước khỏi ách thống trị của bọn thực dân và đế quốc đã một minh ra đi tim đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng

- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu, Người không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của minh, đồng thời hinh thành nên những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau.

- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn. Biểu hiện trước hết là ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt. Là Người có bản lĩnh kiên định , luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn binh di; nhạy bén với cái mới, có đầu óc thực tiễn. Người luôn khô công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại , một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng.

Giải thích được:

+ Mặc du Chủ nghĩa Mác – Lênin là một trong những yếu tố khách quan rất đặc biệt và quan trọng, nhưng chưa hẳn đã có “vai trò quyết định trong việc hinh thành”, cũng như bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Nếu Hồ Chí Minh không có những phẩm chất, tài năng như đã trinh bày thi Người cũng khó phát hiện và phát triển và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách phủ hợp được.

+ Một số trí thức yêu nước Việt Nam cũng tiếp xúc với chủ nghĩa Mác – Lênin, nhưng không có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng vô sản ra đời ở những cá nhân ấy....


2. Phân tích ảnh hưởng của giá trị truyền thống dân tộc và chủ nghĩa Mác – Lênin tới sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Ảnh hưởng của giá trị truyền thống dân tộc. Yêu cầu sinh viên phân tích được:

+ Các giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam có tác động đến sự hinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh....

+ Khẳng định vị trí quan trọng nhất của truyền thống yêu nước...

- Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin tới sự hinh thành Tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Đặc biệt, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.

+) Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất cách mạng, khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó trang bị thế giới quan và phương pháp luận cho tư tưởng Hồ Chí Minh

+) Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào bối cảnh lịch sử VN đã giải quyết được sự khủng hoảng trong đường lối cứu nước cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX

=> Như vậy, Hồ Chí Minh đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng, triết học, văn hóa cả cô kim, Đông Tây, làm giàu cho tư tưởng của minh. Tất cả những tri thức ấy đã góp phần quan trọng vào việc hinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 28/07/2022