logo

Nêu và phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội?

Đáp án cho câu hỏi Nêu và phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội? Vì sao trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ? Liên hệ tới thực tiễn Việt Nam chính xác, dễ hiểu nhất. 

Câu hỏi:

Nêu và phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội? Vì sao trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ? Liên hệ tới thực tiễn Việt Nam

Trả lời:

Nêu và phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

- Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội

Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2/1930),Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng chiến lược của cách mạng nước ta là: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thô địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Như vậy, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc sẽ là mục tiêu đầu tiên của cách mạng, là cơ sở, tiền đề cho mục tiêu tiếp theo là tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ; độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thô và hơn nữa độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân. Mục tiêu giải phóng dân tộc phải hướng đến chủ nghĩa xã hội.

Đấu tranh giành độc lập dân tộc là tiền đề cho một cuộc cách mạng tiếp theo – cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vi vậy, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân càng sâu sắc, triệt để thi càng tạo ra những tiền đề thuận lợi, sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để bảo đảm nền độc lập dân tộc vững chắc

Chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại và phu hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Nước độc lập mà người dân không được tự do, hạnh phúc thi nền độc lập ấy cũng không có ý nghĩa gi, vi vậy sau khi đã giành độc lập phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội “hòa binh, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh”; đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân và bảo đảm vững chắc nền độc lập dân tộc.

Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, còn là một xã hội tốt đẹp, không còn chế độ áp bức bóc lột; đó là một xã hội binh đẳng, công bằng và hợp lý; có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; là một xã hội có sự phát triển cao đạo đức và văn hoá; hoà binh hữu nghị với tất cả các nước dân chủ trên thế giới. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem lại tự do, hạnh phúc của người dân, làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ, tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Chế độ XHCN sẽ đem đến cho nhân dân tự do, ấm no, hạnh phúc

Điều kiện để bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:

Theo Hồ Chí Minh, cần có những điều kiện cơ bản sau:

- Một là, phải bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản trong suốt tiến trinh cách mạng.

- Hai là, phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng là khối liên minh công – nông.

- Ba là, phải đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với cách mạng thế giới. Đoàn kết quốc tế, theo Hồ Chí Minh, là để tạo ra một sức mạnh to lớn cho cách mạng và cũng để góp phần chung cho nền hoà binh, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Nêu và phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội?

Vì sao trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ?

Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ. Đó là nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hinh thức. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thô của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động.

Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu trước hết của quá trinh cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đồng thời là điều kiện hàng đầu, quyết định để cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang giai đoạn kế tiếp - cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cách mạng dân tộc dân chủ càng triệt để thi những điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ. Tính chất tạo tiền đề của cách mạng dân tộc dân chủ được thể hiện:

- Về chính trị: xác định và xây dựng các yếu tố của hệ thống chính trị do giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Về kinh tế: bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất xã hội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

- Về văn hoá, xã hội, đời sống tinh thần: trong cách mạng dân tộc dân chủ, khối quần chúng công - nông - trí thức và các giai tầng xã hội khác đã có ý thức giác ngộ, đoàn kết trong một mặt trận dân tộc thống nhất; những nhân tố mới của văn hoá, giáo dục đã được hinh thành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tóm lại, độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự quyết định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Liên hệ tới thực tiễn Việt Nam.

1. Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã xác định Tiến tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là quá trinh hợp quy luật, phu hợp với khát vọng của nhân dân Việt Nam, là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh và sự khẳng định của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xây dựng CNXH là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Ngày nay được Đảng cụ thể hóa qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991 và bô sung 2011)

2. Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa

Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát huy sức mạnh bản chất ưu việt của chế độ xã hội theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo tinh thần của Hiến pháp hiện hành. Tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân và đạo đức xã hội, phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức và xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ

3. Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị

Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam là tính nhất nguyên và tính thống nhất (khác với đa số các thể chế chính trị trên thế giới hiện nay nhưng không có nghĩa là tách biệt)

- Tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân và đạo đức xã hội, phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức và xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

4. Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; suy thoái về đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Tinh trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã xuất hiện và trở nên nghiêm trọng. Tích cực thực hiện, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lui sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 28/07/2022