logo

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh? Nội hàm khái niệm và đối tượng nghiên cứu của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh

Đáp án cho câu hỏi Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh? Nội hàm khái niệm và đối tượng nghiên cứu của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì sao trong quá trình học tập, nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic chính xác, dễ hiểu nhất. Trả lời câu hỏi ABC ngắn gọn, nhanh nhất.


1. Khái niệm tư tưởng

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…


2. Nội hàm khái niệm

- Trong định nghĩa này, Đảng ta đã làm rõ được:

+ Một là bản chất cách mạng, khoa học và nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh: Hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản, những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và dân tộc.

+ Hai là nguồn gốc tư tưởng lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác – Lênin, giá trị văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại.

+ Ba là giá trị ý nghĩa, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh: tài sản tinh thần to lớn của Đảng, dân tộc, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân ta giành thắng lợi

- Du định nghĩa theo cách nào, thi tư tưởng Hồ Chí Minh đều được nhin nhân với tư cách là môt hệ thống lý luận. Hiện đang tồn tại hai phương thức ̣ tiếp cân hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh:

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hê thống tri thức tông hợp gồm: tư tưởng triết ̣ học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng đạo đức-văn hóa-nhân văn.

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hê thống các quan điểm về cách mạng Việṭ Nam: tư tưởng về vấn đề dân tôc và cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và con đường quá đô lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Viêt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ và Nhà nước của dân, do dân, vi dân; về văn hóa và đạo đức...


3. Đối tượng nghiên cứu của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Toàn bộ những quan điểm của Hồ Chí Minh thể hiện trong di sản mà Người để lại. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về sự phát triển của dân tộc Việt Nam và đối với sự phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh? Nội hàm khái niệm và đối tượng nghiên cứu của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh

- Quá trinh vận động của hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về sự phát triển của dân tộc Việt Nam và đối với sự phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại khi hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh đi vào thực tiễn.

- Về mối quan hệ biện chứng của tư tưởng độc lập tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;

- Về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh


4. Vì sao trong quá trình học tập, nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic?

+ Phương pháp logic nghiên cứu một cách tông quát nhằm tim ra được bản chất vốn có của sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận...

+ Phương pháp lịch sử nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo trinh tự thời gian, quá trinh diễn biến đi từ phát sinh, phát triển đến hệ quả của nó

- vi sao phải kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trinh học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh:

+ Tư tưởng HCM là sản phẩm của lịch sử, mang tính lịch sử - cụ thể. Một mặt, tư tưởng ấy là sự kết tinh giá trị truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá thời đại và sự vận dụng sáng tạo, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; mặt khác, trong quá trin hoạt động và chỉ đạo cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thực tiễn, đúc kết thành lý luận

+ Lí luận (logic) cách mạng, khoa học về cơ bản đều đi ra từ thực tiễn (lịch sử) và quay trở lại phục vụ thực tiễn. Vi vậy, khi nghiên cứu, học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh, cần đặt đối tượng trong bối cảnh xuất hiện và quá trinh phát triển; đồng thời, khái quát hoàn cảnh hiện tại để vận dụng tư tưởng ấy một cách phu hợp và sáng tạo.

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 28/07/2022