logo

Nêu các tính chất hóa học của muối?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Nêu các tính chất hóa học của muối” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Hóa học 9.


Nêu các tính chất hóa học của muối?

- Tác dụng với kim loại:

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓

- Tác dụng với axit:

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4 ↓

- Tác dụng với dung dịch muối:

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl ↓

- Tác dụng với dung dịch bazơ:

Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3 ↓

- Phản ứng phân hủy muối:

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Ví dụ: 

Nêu các tính chất hóa học của muối?

Kiến thức mở rộng về Muối


1. Muối là gì?

Trong hóa học, muối là một hợp chất hóa học bao gồm một tổ hợp ion của các cation và anion. Muối bao gồm số lượng liên quan của các cation (ion mang điện tích dương) và anion (ion mang điện tích âm) để sản phẩm là trung hòa về điện (không có điện tích thực). Các ion thành phần này có thể là vô cơ, chẳng hạn như chloride (Cl -), hoặc hữu cơ, chẳng hạn như axetat (CH3CO−2); và có thể là dạng đơn nguyên tử, chẳng hạn như fluoride (F -) hoặc đa nguyên tử, chẳng hạn như sunfat (SO2−4).

Khi các muối hòa tan trong nước, chúng được gọi là chất điện phân, và có khả năng dẫn điện, một đặc điểm giống với các muối nóng chảy. Hỗn hợp của nhiều ion khác nhau ở dạng hòa tan trong tế bào chất của tế bào, trong máu, nước tiểu, nhựa cây và nước khoáng — thường không tạo nên muối sau khi nước bốc hơi hết. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong chúng được tính theo lượng ion có mặt trong đó.

Nêu các tính chất hóa học của muối? (ảnh 2)

2. Cách đọc tên muối

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt (II) sunfat

CaHPO4: canxi hydrophotphat

- Các gốc axit thường dùng:

 

Gốc axit

Tên gọi

Phân tử axit có 1H -> có 1 gốc axit

HCl, HNO3, HBr,...

- Cl

- NO3

Clorua

nitrat

Phân tử axit có 2H

-> có 2 gốc axit

H2SO4, H2S, H2CO3

H2SO3

- HSO4

= SO4

- HS

= S

- HCO3

= CO3

- HSO3

Hidrosunfat

Sunfat

Hidrosunfua

Sunfua

Hidro cacbonat

Cacbonat:

hidrosunfit

Phân tử axit có 3H -> có 3 gốc axit

- H2PO4

= HPO4

≡ PO4 (III)

Đihidrophotphat

Hidrophotphat

Photphat


3. Phân loại muối

– Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại:

+ Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thể bằng một nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaNO3, Na2SO4, CaCO3

+ Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit = số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4


4. Phản ứng trao đổi trong dụng dịch

- Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Thí dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2

K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

- Chú thích: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Thí dụ:

H2SO+ 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O


5. Một số muối quan trọng

 Muối Natri Clorua (NaCl)

- Trạng thái tự nhiên của NaCl

+ Natri clorua (NaCl) tồn tại ở dạng hòa tan trong nước biển.

+ Cho nước biển bay hơi, ta được chất rắn là hỗn hợp của nhiều muối, thành phần chính là NaCl

+ Trong 1m3 nước biển có hòa tan chừng 27 kg NaCl, 5 kg MgCl, 1 kg CaSO4 và một khối lượng nhỏ những muối khác.

+ Ngoài ra, trong lòng đất cũng chứa một khối lượng muối natri clorua (NaCl) kết tinh gọi là muối mỏ.

+ Những mỏ muối có nguồn gốc từ những hồ nước mặn đã cạn đi từ hàng triệu năm.

- Cách khai thác NaCl như nào?

+ Ở những nơi có biển hoặc hồ nước mặn, người ta khai thác NaCl từ nước mặn trên. Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.

+ Ở những nơi có mỏ muối, người ta đào hầm hoặc giếng sâu đến mỏ muối để lấy muối lên.

+ Muối mỏ sau khi khai thác, được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch.

- Ứng dụng của (NaCl)

 Muối NaCl có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, nó được dùng để:

+ Làm gia vị và bảo quản thực phẩm. Muối iot là muối ăn NaCl có trộn thêm một ít KIO3 + KI

+ Làm nguyên liệu để sản xuất: Na, NaOH, H2, Cl2, Na2CO3, nước Javen (NaClO),…

Nêu các tính chất hóa học của muối? (ảnh 3)

Muối Kali nitrat (KNO3)

- Tính chất của Kali nitrat

+ KNO3 Ɩà chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt.

+ KNO3 bị nhiệt phân:  

Nêu các tính chất hóa học của muối? (ảnh 4)

- Ứng dụng của Kali nitrat

+ Dùng chế tạo thuốc nổ.

+ Làm phân bón.

+ Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022