logo

Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là gì?

Câu hỏi: Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là gì?

Trả lời: 

   Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về chất hữu cơ nhé!


I. Chất hữu cơ là gì?

- Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của C trừ oxit của C, muối cacbua, muối cacbonat, muối xianua.

- Hoá học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.


II. Phân loại

    Hợp chất hữu cơ được chia thành hidrcacbon và dẫn xuất hidrcacbon.

a. Hidrcacbon: là loại hợp chất hữu cơ đơn giản nhất, trong thành phần phân tử chỉ chứa hai nguyên tố là cacbon và hidro.

 - Hidrocacbon mạch hở:

       + Hidrocacbon no: Ankan CH4.

       + Hidrocacbon không no có một nối đôi: Anken C2H4.

       + Hidrcacbon không no có hai nối đôi: Ankadien.

 - Hidrocacbon mạch vòng:

       + Hidrocacbon no: xicloankan.

       + Hidrocacbon mạch vòng: Aren.

b. Dẫn xuất của hidrocacbon: là những hợp chất mà trong phân tử ngoài C, H ra còn có một số hay nhiều nguyên tố khác như O, N, S, halogen, ...

- Dẫn xuất halogen: R–X (R là gốc hidrocacbon).

- Hợp chất chứa nhóm chức: -OH: ancol; -O-: ete; -COOH: axit, ...


III. Nhóm chức

- Nhóm chức là nhóm nguyên tử (hoặc phân tử) gây ra những phản ứng hóa học đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ.

- Cấu tạo của nhóm thường được viết rõ ràng, phần còn lại có thể viết tắt là R.

    Ví dụ: R-OH, R-CO-R’, R-COOH, …

- Một số nhóm chức: -OH: ancol, R-O–R’: ete, -COOH: axit, R-CO-R’: xeton, R-COO-R’: este, -NH2: amin, R-CHO: anđehit, …


IV. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

- Công thức cấu tạo:

Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là gì?

- Thuyết cấu tạo hoá học:

+ Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học. 

Sự thay đổi thứ tự tự liên kết đó sẽ tạo ra chất mới.

+ Trong phân tử chất hữu cơ, cacbon có hoá trị 4. Những nguyên tử cacbon kết hợp  với các nguyên tử của các nguyên tố và kết hợp trực tiếp với nhau tạo thành những mạch cacbon khác nhau (mạch thẳng, nhánh hoặc vòng).

+ Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất và số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hoá học (thứ tự liên kết của các nguyên tử).


V. Đồng đẳng và đồng phân

- Đồng đẳng: các chất có tính chất hoá học tương tự nhau nhưng hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm -CH2

Ví dụ: metan CH4, etan C2H6, propan C3H8 là các chất đồng đẳng của nhau.

- Đồng phân: các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác về cấu tạo hoá học.

Ví dụ: Cùng công thức là C2H6O, có 2 công thức cấu tạo là:

           CH3 – CH2 – OH (ancol etylic) và CH3 – O – CH3 (đimetyl ete).


VI. Tính chất hóa học.

- Có thể phân loại và sắp xếp các hợp chất hữu cơ thành những dãy đồng đẳng

 (có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự).

- Hiện tượng đồng phân rất phổ biến đối với các hợp chất hữu cơ, nhưng rất hiếm đối với các hợp chất vô cơ.

- Tốc độ phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường chậm so với hợp chất vô cơ và không hoàn toàn theo một hướng nhất định.


VII. Danh pháp hợp chất hữu cơ

1. Tên thông thường

    Không tuân theo quy tắc khoa học nào, thường xuất hiện từ xưa và bắt nguồn từ nguyên liệu hoặc tên nhà bác học tìm ra, hoặc một đặc điểm nào đó trong tính chất của hợp chất đó.

    Ví dụ: Axit fomic (axit kiến); olefin (khí dầu); axit axetic (axit giấm); …

2. Tên hệ thống

    Gọi theo hợp chất đơn giản nhất, các hợp chất khác được xem là dẫn xuất của chúng, ở đó nguyên tử H được thay thế bằng các hợp chất hữu cơ.

    Ví dụ:

    CH3-OH: rượu metylic (cacbinol)

    CH3-CH2-OH: rượu etylic (metyl cacbinol)

3. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC

a) Tên gốc – chức: gồm Tên phần gốc_Tên phần định chức.

VD: C2H5 – Cl: Etyl clorua; C2H5 – O – CH3: Etyl metyl ete

Iso và neo viết liền, sec- và tert- có dấu gạch nối "-"

b) Tên thay thế:

   Tên thay thế được viết liền, không viết cách như tên gốc chức, phân làm ba phần như sau: Tên phần thế (có thể không có) + Tên mạch cacbon chính + (bắt buộc phải có) + Tên phần định chức (bắt buộc phải có)

Thí dụ:

H3C – CH3: et+an (etan);

C2H5 – Cl: clo+et+an (cloetan);

CH3 – CH=CH – CH3: but-2-en;

CH3 – CH(OH) – CH = CH2: but-3-en-2-ol

Chú ý: Thứ tự ưu tiên trong mạch như sau:

-COOH > -CHO > -OH > -NH2> -C=C > -C≡CH > nhóm thế

Thí dụ: 

OHC-CHO: etanđial;

HC≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO: 3-vinylhept-2-en-6-inal

OHC-C≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO: 3-vinyloct-2-en-6-inđial

4. Tên số đếm và tên mạch cacbon chính

SỐ ĐẾM

MẠCH CACBON CHÍNH

1 Mono Met
2 Đi Et
3 Tri Prop
4 Tetra But
5 Penta Pent
6 Hexa Hex
7 Hepta Hept
8 Octa Oct
9 Nona Non
10 Đeca Đec
icon-date
Xuất bản : 18/01/2022 - Cập nhật : 18/01/2022