logo

Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ

Câu hỏi: Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ

A. Xác định nhiệt độ sôi của chất hữu cơ

B. Xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ

C. Xác định cấu tạo của chất hữu cơ.

D. Xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ

Giải thích: Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.


I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...).

Hóa học hữu cơ là ngành Hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ

II. Phân tích định lượng

1. Mục đích: 

- Xác định thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ.

2. Nguyên tắc

- Cân một khối lượng chính xác hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C thành CO2; nguyên tố H thành H2O; nguyên tố N thành N2,...

- Xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất CO2, H2O, N2, ... tạo thành, từ đó tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố.

3. Phương pháp tiến hành

Để xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N, O trong chất hữu cơ, người ta tiến hành như sau:

- Nung một khối lượng chính xác (a gam) hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố H, O, N đã được trộn đều với bột CuO.

- Hấp thụ hơi H2O và khí CO2 lần lượt bằng H2SO4 đặc và KOH. Độ tăng khối lượng của mỗi bình chính là khối lượng H2O và CO2 tương ứng. Khí nitơ sinh ra được xác định chính xác thể tích và thường được quy về điều kiện tiêu chuẩn (đktc).

Tính khối lượng H, C, N và phần trăm khối lượng của chúng trong hợp chất nghiên cứu. Từ đó tính được phần trăm khối lượng oxi.


III. Các câu hỏi cùng chủ đề

Câu 1: Đốt 0,13 gam mỗi chất A và B đều cùng thu được 0,01 mol CO2 và 0,09 gam H2O. Tỉ khối hơi của A so với B là 3; tỉ khối hơi của B so với H2 là 13. Công thức của A và B lần lượt là:

A. C2H2  và C6H6.                

B. C6H6 và C2H2.     

C. C2H2  và C4H4         

D. C6H6 và C8H8.

Đáp án : B

Vì tỉ khối của A so với B là 3 nên loại C và D.

Lại có tỉ khối của B so vs H2 là 13 => B là C2H2

Câu 2: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic

B. glixerol, axit axetic, glucozơ

C. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic

D. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton

Đáp án : B

Những chất hữu cơ phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường gồm : Hợp chất có ít nhất 2 nhóm –OH liền kề nhau (Ví dụ : glixerol, etylen glicol, glucozơ, fructozơ, saccarozơ,...), axit cacboxylic (axit axetic, axit fomic, axit oxalic,...), các tripeptit trở lên.

Suy ra : Dãy gồm các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là glixerol, axit axetic, glucozơ.

Câu 3: Có các phát biểu sau:

(a) Glucozo và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom.

(b) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc.

(c) Este tạo bởi axit no điều kiện thường luôn ở thể rắn.

(d) Khi đun nóng tripanmitin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện.

(e) Amilozo là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh.

(f) Tơ visco, tơ nilon–6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Đáp án: A

(a) sai, axetilen không no nên Br2 cộng vào liên kết bội, glucozo no và chức andehit có tính khử nên bị Br2 oxi hóa

b) sai, cả 2 đều có phản ứng tráng bạc

c) sai, có thể dạng rắn hoặc lỏng

d) đúng và có PTHH(C15H31COO)3C3H5  + 3Ca(OH)2 → 3 (C15H31COO)2Ca↓ + C3H5(OH)3

e) sai, amilozo mạch không phân nhánh

f) sai, trong số đó chỉ có tơ visco, tơ axetat là tơ bán tổng hợp ( nhân tạo)

=> có 1 phát biếu đúng

icon-date
Xuất bản : 06/01/2022 - Cập nhật : 07/01/2022