logo

Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được không

Câu hỏi: Hoà tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,448 lit khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:

A. 1,12 gam.

B. 11,2 gam.

C. 0,56 gam.

D. 5,6 gam.

Giải chi tiết:

nNO= V/22,4= 0,02 mol

Quá trình nhường e

Fe0  →Fe+3  + 3e

0,02                 0,06

Quá trình nhận e

N+5 + 3e →N+2

     0,06     0,02

=> mFe = 0,02.56 = 1,12 lít

Đáp án A

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về Sắt ( Fe) và hợp chất của Sắt dưới đây nhé

A. Sắt

I. Vị trí trong bảng tuần hoàn

- Cấu hình e nguyên tử: 26Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2.

- Vị trí: Fe thuộc ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

- Cấu hình e của các ion được tạo thành từ Fe:            

Fe2+ :   1s22s22p63s23p63d6

Fe3+ :   1s22s22p63s23p63d5

Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được không

II. Tính chất vật lí

- Sắt là kim loại có màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC, có D = 7,9 g/cm3.

- Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ.

III. Tính chất hóa học

1. Tác dụng với phi kim

Fe  +  S  →to  FeS

3Fe  +  2O2  →to  Fe3O4

2Fe  +  3Cl2  →to  2FeCl3

2. Tác dụng với axit

- Fe + axit HCl, H2SO4 loãng → muối + H2

Fe  +  H2SO4  →  FeSO4  +  H2

- Fe + axit có tính OXH mạnh → muối + sản phẩm khử + H2O

Fe  +  4HNO3  →  Fe(NO3)3  +  2H2O  +  NO­   

2Fe  +  6H2SO4  → Fe2(SO4)3  +  6H2O  +  3SO2­

=> Fe thụ động trong HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.

3. Tác dụng với dung dịch muối

Fe tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn nó (kim loại đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học)

Fe  +  CuSO4 → FeSO4  +  Cu

Fe  +  3AgNO3 (dư) →  Fe(NO3)3  + 3Ag

4. Tác dụng với nước

Ở nhiệt độ cao, sắt khử được hơi nước :

Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được không (ảnh 2)

IV. Điều chế sắt

1. Phương pháp nhiệt luyện

Khử oxit sắt bằng các chất khử (Al, C, CO, H2) ở nhiệt độ cao, dùng để điều chế sắt trong công nghiệp

               Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2

               Fe2O3 + 3H2  →  2Fe + 3H2O

               Fe2O3 + 2Al   →  2Fe + Al2O3

2. Phương pháp điện phân dung dịch

               2FeSO4 + 2H2O → 2Fe  + O2 + 2H2SO4

B . Một số hợp chất quan trọng của Sắt

I. Các oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3)

1. FeO 

- Là chất rắn, đen, không tan trong nước.

- Tính chất hoá học:

+ Là oxit bazơ:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O

+ FeO là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh: H2, CO, Al → Fe:

FeO + H2 → Fe + H2O (t0)

FeO + CO → Fe + CO2 (t0)

3FeO + 2Al → Al2O3 + 3Fe (t0)

+ FeO là chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:

4FeO + O2 → 2Fe2O3

3FeO + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)+ NO + 5H2O

- Điều chế FeO:

FeCO3 → FeO + CO2 (nung trong điều kiện không có không khí)

Fe(OH)2 → FeO + H2O (nung trong điều kiện không có không khí)

2. Fe3O4 (FeO.Fe2O3)

- Là chất rắn, đen, không tan trong nước và có từ tính.

- Tính chất hoá học:

+ Là oxit bazơ:                        

Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O

+ Fe3O4 là chất khử:               

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

+ Fe3O4 là chất oxi hóa:         

Fe3O4+ 4H2 → 3Fe + 4H2O (t0)

Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2 (t0)

3Fe3O4 + 8Al → 4Al2O3 + 9Fe (t0)

- Điều chế: thành phần quặng manhetit

3Fe + 2O2 → Fe3O4 (t0)

3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2 (< 5700C)

3. Fe2O3

- Là chất rắn, nâu đỏ, không tan trong nước.

- Tính chất hoá học:

+ Là oxit bazơ:            

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)+ 3H2O

+ Là chất oxi hóa:        

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O (t0)

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 (t0)

Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe (t0)

- Điều chế: thành phần của quặng hematit

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O (t0)

II. Các hiđroxit của Fe (Fe(OH)2 và Fe(OH)3)

1. Fe(OH)2

- Là chất kết tủa màu trắng xanh.

- Là bazơ không tan:

+ Bị nhiệt phân:          

Fe(OH)2 → FeO + H2O (nung trong điều kiện không có không khí)

4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O (nung trong không khí)

+ Tan trong axit không có tính oxi hóa → muối sắt (II) và nước:

Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

+ Có tính khử (do Fe có mức oxi hóa +2):

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

- Điều chế:      

Fe2+ + 2OH-  → Fe(OH)2 (trong điều kiện không có không khí)

2. Fe(OH)3

- Là chất kết tủa màu nâu đỏ.

- Tính chất hoá học:

+ Là bazơ không tan:

* Bị nhiệt phân:                                              

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

* Tan trong axit → muối sắt (III):                  

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl+ 3H2O

Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

- Điều chế:                                                      

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

icon-date
Xuất bản : 08/01/2022 - Cập nhật : 08/01/2022