logo

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH?

Câu hỏi: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH?

A. HCOOCH3

B. HCOOC2H5

C. CH3COOCH3

D. CH3COOC2H5

Lời giải:

Đáp án đúng: B. HCOOC2H5

Giải thích:

Ta có: RCOOR’ + NaOH → HCOONa + C2H5OH

=> R (H) và R’ (C2H5)

Cùng Top lời giải tìm hiểu về ancol etylic nhé.

 I. Ancol etylic

- Etanol, còn được biết đến như là rượu etylic, alcohol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của alcohol, dễ cháy, không màu, là một trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn .

- Etanol là một alcohol mạch hở, công thức hóa học của nó là C2H6O hay C2H5OH. Một công thức thay thế khác là CH3-CH2-OH thể hiện cacbon ở nhóm metyl (CH3–) liên kết với carbon ở nhóm metylen (–CH2–), nhóm này lại liên kết với oxy của nhóm hydroxyl (–OH). Nó là đồng phân nhóm chức của dimetyl ete. Etanol thường được viết tắt là EtOH, sử dụng cách ký hiệu hoá học thường dùng đại diện cho nhóm etyl (C2H5) là Et.

- Công thức phân tử: C2H5OH

- Phân tử khối: 46 g/mol

- Là 1 rượu no, đơn chức, mạch hở, đơn giản trong dãy đồng đẳng ancol no – đơn chức – mạch hở.

- Cấu tạo: Mô hình cấu tạo của phân tử ancol etylic:

hất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH?

- Phân tử rượu etylic có một nguyên tử hiđro không liên kết với nguyên tử cacbon mà liên kết với nguyên tử oxi, tạo ra nhóm -OH. Chính nhóm -OH này làm cho rượu có tính chất đặc trưng.

II. Tính chất vật lý

- Rượu etylic là một chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng, vị cay, nhẹ hơn nước (khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở 15oC), dễ bay hơi (sôi ở nhiệt độ 78,39oC), hóa rắn ở -114,15oC, tan trong nước vô hạn, tan trong ete và clorofom, hút ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời. Sở dĩ rượu etylic tan vô hạn trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với este hay aldehyde có khối lượng phân tử xấp xỉ là do sự tạo thành liên kết hydro giữa các phân tử rượu với nhau và với nước.

- Etanol có tính khúc xạ hơi cao hơn so với của nước, với hệ số khúc xạ là 1,36242 (ở λ=589,3 nm và 18,35oC). 

- Điểm ba trạng thái của etanol là 150oK ở áp suất 4,3 × 10−4 Pa.

- Tính chất dung môi: Etanol là một dung môi linh hoạt, có thể pha trộn với nước và các dung môi hữu cơ khác như acid axetic, axêton, benzen, cacbon tetrachlorua, cloroform, dietyl ete, etylen glycol, glycerol, nitrometan, pyridin và toluen. Nó cũng có thể trộn với các hydrocarbon béo nhẹ như pentan và hexan, và với các chloride béo như trichloroetan và tetrachloroetylen. 

- Tính hòa tan của etanol với nước trái ngược với tính không thể trộn lẫn của các chất cồn có chuỗi dài hơn (có từ 5 nguyên tử cácbon trở lên), tính chất không thể trộn lẫn này giảm mạnh khi số nguyên tử cacbon tăng. Sự trộn lẫn của etanol với các ankan chỉ xảy ra ở những ankan đến undecan, hòa trộn với dodecan và các ankan cao hơn thể hiện một khoảng cách trộn lẫn ở một nhiệt độ nhất định (khoảng 13oC đối với dodecan). Khoảng cách trộn lẫn có khuynh hướng rộng hơn với các ankan cao hơn và nhiệt độ cao hơn để tăng tính hòa trộn toàn bộ.

- Hỗn hợp etanol-nước có thể tích nhỏ hơn tổng thể tích thành phần với một tỷ lệ nhất định. Khi trộn lẫn cùng một lượng etanol và nước chỉ tạo thành 1,92 thể tích hỗn hợp. Hỗn hợp etanol và nước có tính tỏa nhiệt với lượng nhiệt lên đến 777 J/mol ở nhiệt độ 298oK (25oC).

- Hỗn hợp etanol và nước tạo thành một azeotrope với tỉ lệ mol 89% etanol và 11% mol nước hay một hỗn hợp 96% thể tích etanol và 4% nước ở áp suất bình thường và nhiệt độ 351oK. Thành phần azeotropic này phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và áp suất và biến mất ở nhiệt độ dưới 303oK. 

- Các liên kết hydro làm cho etanol nguyên chất có tính hút ẩm, làm chúng sẵn sàng hút hơi nước trong không khí. Sự phân cực tự nhiên của nhóm chức hydroxyl làm cho etanol có thể hòa tan một số hợp chất ion như natri và kali hydroxide, magiê chloride, calci chloride, ammoni chloride, ammoni bromide, và natri bromide. Natri và kali chloride ít tan trong etanol. Do phân tử etanol có một đầu không phân cực, nó cũng sẽ hòa tan các hợp chất không phân cực, bao gồm hầu hết tinh dầu và nhiều chất hương liệu, màu, và thuốc.

III. Tính chất hóa học

a. Rượu etylic có cháy không?

- Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng.

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH? (ảnh 2)

b. Rượu etylic có phản ứng với Natri không?

- Rượu etylic tác dụng được với natri, giải phóng khí hiđro.

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH? (ảnh 3)

c. Phản ứng với axit axetic

- Axit axetic tác dụng với rượu etylic tạo ra etyl axetat.

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH? (ảnh 4)

- Etyl axetat là chất lỏng, mùi thơm, ít tan trong nước, dùng làm dung môi trong công nghiệp.

- Sản phẩm của phản ứng giữa rượu và axit gọi là este.

d. Điều chế

- Rượu etylic thường được điều chế bằng hai cách sau:

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH? (ảnh 5)

IV. Ứng dụng

Ứng dụng của Ancol Etylic trong đời sống từ lâu đã được con người nhận thấy. Cụ thể như sau:

- Dung môi Ancol Etylic là nhiên liệu cho ngành giao thông vận tải, tạo Metyl Tert- butyl Ete để pha vào làm tăng tỉ số Octan thay cho Tetraetyl chì – một chất gây ô nhiễm cho môi trường.

- Ancol Etylic là loại dung môi phổ biến sử dụng trong phòng thí nghiệm, đặc biệt dùng để chạy sắc ký lỏng, nâng cao HPLC, chạy phổ UV-VIS.

- Ancol Etylic công nghiệp được dùng trong xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.

- Ứng dụng làm pin nhiên liệu cung cấp Hydrogen.

icon-date
Xuất bản : 07/01/2022 - Cập nhật : 08/01/2022