logo

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. Xenlulozơ.

B. Glucozơ

C. Tinh bột.

D. Saccarozơ.

Lời giải:

Đáp án đúng: B.Glucozơ

Giải thích:

- Chất có nhóm –CHO trong cấu tạo hoặc trong môi trường kiềm thủy phân ra chất có nhóm –CHO trong cấu tạo thì có phản ứng tráng bạc.

- Glucozơ trong phân tử còn nhóm –CHO nên tham gia được phản ứng tráng bạc

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Glucozơ nhé.


Kiến thức mở rộng về Glucozơ

I. Glucozơ là gì? 

- Glucose (còn gọi là dextrose) là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6 và phổ biến nhất. Glucose chủ yếu được tạo ra bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Ở đó, nó được sử dụng để tạo ra cellulose trong thành tế bào và tinh bột. Trong chuyển hóa năng lượng, glucose là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các sinh vật để tạo ra năng lượng trong quá trình hô hấp tế bào. Trong thực vật nó được lưu trữ chủ yếu ở dạng cellulose và tinh bột (hỗn hợp gồm thành phần chính là amilose mạch đơn và amylopectin ở dạng mạch phân nhánh), còn ở động vật nó được lưu trữ trong glycogen. Dạng glucose xuất hiện trong tự nhiên là D-glucose, trong khi đó L-glucose được sản xuất tổng hợp với số lượng tương đối nhỏ và có tầm quan trọng thấp hơn.

- Dung dịch Glucose 5% là dung dịch đường tiêm tĩnh mạch, nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là loại thuốc quan trọng nhất cần thiết trong hệ thống y tế cơ bản. Tên glucose bắt nguồn từ tiếng Pháp từ tiếng Hy Lạp ('glukos'), có nghĩa là "ngọt" từ rượu chưa lên men, giai đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất rượu vang. Hậu tố " -ose " là một phân loại hóa học, biểu thị nó là một loại đường. Ngoài ra nó còn phân cực


II.Cấu tạo phân tử của Glucozơ

1. Dạng mạch hở

Bằng thực nghiệm cho thấy:

- Khử hoàn toàn glucozơ thì thu được hexan. Vậy 6 nguyên tử C của phân tử glucozơ tạo thành 1 mạch hở không phân nhánh.

- Công thức phân tử của glucozơ là C6H12O6.Chúng được xác định dựa trên kết quả của các thí nghiệm đó là:

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

- Glucozơ tham gia vào phản ứng tráng bạc và chúng bị oxi hóa bởi nước brom. Sản phẩm tạo thành là axit gluconic => có nhóm CH=O trong phân tử.

- Glucozơ khi tác dụng với Cu(OH)2 sẽ tạo ra dung dịch có màu xanh lam. Điều này chứng tỏ phân tử glucozơ có chứa nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau.

- Glucozơ cũng sẽ tạo este chứ 5 gốc axit CH3COO => có 5 nhóm OH.

- Khi tiến hành khử hoàn toàn glucozơ, chúng ta sẽ thu được hexan => 6 C tạo thành mạch không phân nhánh.

- Glucozơ là hợp chất tạp chức. Chúng tồn tại ở dạng mạch hở phân tử và có cấu tạo của một anđehit đơn chức cùng với ancol 5 chức

Công thức là: CH2OH – CHOH – CHOH – CHOH – CHOH – CH = O

Viết gọn: CH2OH[CHOH]4CHO

  + Trong đó người ta sẽ đánh số thứ tự của cacbon bắt đầu từ nhóm CH = O.

- Trong thực tế thì glucozơ sẽ tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng là: α – glucozơ và β – glucozơ.

- Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng.

2. Dạng mạch vòng

- Glucozơ kết tinh tạo ra hai dạng tinh thể có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Các dữ kiện thực nghiệm khác đều cho thấy hai dạng tinh thể đó ứng với hai dạng cấu trúc vòng khác nhau.


III. Tính chất hóa học của glucozơ là gì?

Glucozơ có tính chất hóa học của anđehit đơn chức và ancol đa chức.

1. Tính chất của ancol đa chức

- Khi biết được tính chất hóa học của glucozơ là gì chúng ta có thể làm các bài tập hóa một một cách dễ dàng hơn .Glucozơ sẽ có tính chất hóa học như của anđehit đơn chức và ancol đa chức. Cụ thể là:

a.Tác dụng với Cu(OH)2

    Trong dung dịch, ở nhiệt độ thường glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng - glucozơ có màu xanh lam:

- Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường thì glucozơ sẽ có khả năng làm tan kết tủa Cu(OH)2 và tạo thành dung dịch phức đồng glucozơ có màu xanh lam. Phương trình hóa học như sau:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

→ Phản ứng này chứng minh glucozo có nhiều nhóm OH

b. Phản ứng tạo este

- Khi Glucozơ phản ứng tạo este, sản phẩm tạo ra  chứa 5 gốc axit axetic trong phân tử khi tham gia phản ứng với anhiđrit axetic (CH3CO)2O, có mặt piriđin:

- Khi tác dụng với anhiđrit axetic, glucozơ có thể tạo este chứa 5 gốc axetat trong phân tử C6H7O(OCOCH3)5

CH2OH(CHOH)4CHO + 5(CH3CO)2O → CH3COOCH2(CHOOCCH3)4CHO + 5CH3COOH

 → Phản ứng này dùng để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH.

2. Tính chất của anđehit

- Phản ứng tráng bạc của glucozơ:

+ Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 tạo thành muối amoni gluconat và bạc bám vào thành ống nghiệm. PTHH như sau:

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? (ảnh 2)

+ Glucozơ bị oxi hóa bởi Cu(OH)2

Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 oxi hóa glucozơ thành muối natri gluconat, đồng (I) oxit và H2O. PTHH như sau:

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? (ảnh 3)

+ Glucozơ bị khử bằng hiđro

Khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng, xúc tác Ni, ta thu được một poliancol còn gọi là sobitol:

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? (ảnh 4)

3. Phản ứng lên men Glucozơ

Glucozơ bị lên men khi có enzim xúc tác, cho ra ancol etylic và khí cacbonic. PTHH như sau:

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? (ảnh 5)

IV. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của Glucozơ 

1. Tính chất vật lý

- Glucose là chất kết tinh không màu, vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 146oC (dạng α của vòng pyranose) và 150oC (dạng β của vòng pyranose).

2. Trạng thái tự nhiên của glucose

- Chúng tồn tại trong hầu hết các bộ phận của thực vật nhiều nhất là ở các loại quả chín. Đặc biệt là trong quả nho vi thế chúng được gọi là đường nho.

- Glucozơ chiếm khoảng 30% trong thành phần của mật ong.

- Con người và động vật đều có một lượng glucozơ nhất định trong cơ thể.

- Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1%).


V. Ứng dụng và chức năng của glucose trong cơ thể

1. Ứng dụng

- Glucose là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già. Trong y học, glucose được dùng làm thuốc tăng lực. Trong công nghiệp, glucose được dùng để tráng gương, tráng ruột phích và là sản phẩm trung gian trong sản xuất ethanol từ các nguyên liệu có chứa tinh bột và cellulose.

- Glucose giúp các hỗn hợp có pha đường không bị hiện lên những hạt đường nhỏ khi để lâu (hiện tượng hồi đường hay lại đường). Đồng thời nó cũng giúp bánh kẹo lâu bị khô và giữ được độ mềm. Nó cũng được sử dụng trong quá trình làm kem để giữ hỗn hợp nước và đường mịn, không bị hồi đường. Nó còn giúp chúng ta sản xuất Vitamin C và pha huyết thanh. Nói chung, trong công nghiệp thực phẩm, glucose được sử dụng làm chất bảo quản

2. Chức năng của Glucose trong cơ thể

- Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu và trực tiếp của cơ thể, được dự trữ ở gan dưới dạng glycogen.

- Thành phần tham gia vào cấu trúc của tế bào (RNA và DNA) và một số chất đặc biệt khác (Mucopolysaccharid, héparin, acid hyaluronic,chondroitin …).

- Glucose được sử dụng để tạo năng lượng cần thiết cho sự sống, quá trình này diễn ra trong tế bào. Việc sử dụng glucose của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của màng tế bào dưới tác dụng của Insuline (ngoại trừ các tế bào não, tổ chức thần kinh, tế bào máu, tủy thận và thủy tinh thể).

- Thông thường, cơ thể chúng ta phải xử lý glucose nhiều lần trong ngày. Cụ thể là mỗi khi ăn, cơ thể sẽ ngay lập tức làm việc và enzyme bắt đầu quá trình phá vỡ glucose. Tuyến tụy sẽ giúp đỡ bằng cách sản xuất hormone insulin - một nhân tố không thể thiếu để đối phó với glucose. Nói cách khác, mỗi khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ điều khiển tuyến tụy tiết ra insulin để giải quyết lượng đường trong máu đang gia tăng.

- Tuy nhiên, tuyến tụy của một số người có thể hoạt động sai cách và không thực hiện đúng nhiệm vụ phải làm. Bệnh tiểu đường xảy ra là khi tuyến tụy không sản xuất insulin theo như bình thường. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần sự hỗ trợ từ bên ngoài (ví dụ như tiêm insulin) để xử lý và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể.

- Một nguyên nhân khác gây bệnh tiểu đường là tình trạng kháng insulin. Khi đó gan không nhận ra insulin hiện có trong cơ thể và tiếp tục tạo ra thêm lượng glucose không phù hợp. Gan là một cơ quan quan trọng giúp kiểm soát đường, giúp lưu trữ glucose cũng như sản sinh glucose khi cần thiết.

- Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin sẽ làm giải phóng các axit béo tự do từ nơi dự trữ chất béo. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng gọi là ketoacidosis. Ketones - chất thải được tạo ra khi gan phân hủy chất béo, có thể gây độc với số lượng lớn.


VI. Fructozơ, đồng phân của glucozơ

Fructozơ là một đồng phân của glucozơ có nhiều ứng dụng. Fructozơ có CTCT dạng mạch hở như sau:

CH2OH – CHOH – CHOH -CHOH – CO – CH2OH

Fructozơ có tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía. Fructozơ có nhiều trong quả ngọt, chiếm 40% trong thành phần mật ong.

Fructozơ có tính chất của một ancol đa chức và cacbohiđrat không no (có phản ứng cộng hiđro)

Fructozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 và Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Bởi:

Fructozơ (đk: OH-) ⇔ Glucozo

icon-date
Xuất bản : 05/01/2022 - Cập nhật : 26/03/2022