logo

Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH

Câu hỏi: Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch pH = 13 giá trị của m bằng?

A. 0,23 gam  

B. 2,3 gam  

C. 3,45 gam    

D. 0,46 gam

Trả lời:

Đáp án : A

pH = 13 => pOH = 1 => [OH-] = 0,1 M => nNaOH = 0,01 mol = nNa ( BT nguyên tố )

=> m = 0,23g

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về độ PH đưới đây nhé.

Độ pH là gì?

pH là viết tắt của từ pondus hydrogenii, có nghĩa là độ hoạt động của hydro, đây là chỉ số để xác định tính axit và bazơ của nước và các loại dung dịch.

Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH

Độ pH xác định tính axit và bazơ của dung dịch

Đúng như tên gọi, độ pH dùng để đo hoạt động của các ion hydro (H+) trong dung dịch. Nếu lượng ion H+ nhiều thì dung dịch có tính axit, còn nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch có tính bazơ. Nếu lượng H+ cân bằng với lượng hidroxit (OH-) thì là dung dịch trung tính.

Như chúng ta đã biết, chỉ số thang đo pH là 0 -14. Trong đó, độ pH thấp là pH dưới 7 hay 0 < pH < 7: dung dịch có tính axit, độ pH cao (pH kiềm) 7 < pH < 14: dung dịch có pH >7 có tính bazơ, độ pH = 7: dung dịch trung tính.

Công thức tính

pH = -log [H+]

Hoặc CT mở rộng:

pH + pOH = 14

Trong đó:

+ H+ biểu thị hoạt độ của các ion H+ (ion hidronium) được đo theo đơn vị là mol/l. Trong các dung dịch loãng như nước sông, hồ, nước máy, nước bể bơi thì chỉ số sẽ có giá trị sấp xỉ bằng nồng độ của ion H+

+ OH- là biểu thị hoạt độ của ion OH- (ion hydroxit) được đo theo đơn vị là mol/l.

+ -Log là logarit cơ số 10

Nồng độ pH phản ánh điều gì?

Trong dung dịch

Độ pH có vai trò quan trọng, chuyên dùng để phân biệt các loại dung dịch hay đặc tính của từng loại dung dịch. Trong quy ước thì chi số pH của nước là chuẩn nhất có giá trị = 7. Những dung dịch có pH < 7 là dung dịch mang tính axit, nếu độ pH > 7 thì đó là dung dịch có tính bazo.

Giá trị pH là biểu thức của tỷ lệ [H+] đến [OH] (nồng độ ion hydroxit). Do đó, nếu [H+] là lớn hơn [OH], dung dịch có tính axit. Ngược lại, nếu [OH] lớn hơn [H+] thì dung dịch là bazơ.

Trong cơ thể

Chỉ số pH trong cơ thể duy trì bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?

Từ lúc mới sinh, cơ thể con người đã mang tính kiềm. Duy trì pH từ 7.3 – 7.4 là tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại kéo theo chế độ ăn uống không phù hợp, thực phẩm bẩn, môi trường bị ô nhiễm… dẫn tới cơ thể mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà chuyển dần sang tính axit. Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân của các bệnh như tiểu đường, ung thư, các bệnh về đường ruột…

Độ pH của một số dung dịch

Bởi mỗi chất đều có một độ pH nhất định, Top lời giải sẽ liệt kê độ pH của các chất phổ biến trong đời sống, như sau:

Độ pH của nước

Độ pH thực chất là phép đo chất lượng nước có an toàn hay không. Bởi mỗi loại nước lại chứa một độ pH riêng, chẳng hạn:

+ Nước tinh khiết có độ pH = 7.

+ Nước sinh hoạt có độ pH dao động từ 6 – 8,5.

+ Nước uống có độ pH từ 6,5 – 8,5.

Độ pH của sữa rửa mặt

Nồng độ pH trong sữa rửa mặt lý tưởng nhất dao động từ 6 – 7. Vì vậy, người dùng cần lựa chọn loại sữa an toàn cho da.

Độ pH của nước tiểu

Kiểm tra nồng độ pH trong nước tiểu sẽ giúp người dùng phát hiện kịp thời các loại bệnh như suy thận, đái tháo đường, sỏi thận…. để có phương pháp xử lý kịp thời. Thông thường, độ pH lý tưởng trong nước tiểu dao động từ 4,6 đến >8.

Độ pH của đất

Giống với độ pH của nước, đất cũng có nồng độ pH khác nhau, tùy từng loại, cụ thể:

+ Đất có độ pH = 7: Đất trung tính, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới.

+ Đất có độ pH >7: Đất kiềm, ít chất dinh dưỡng, không thích hợp để trồng trọt.

+ Đất có độ pH >7: Đất chua.

+ Đất có độ pH <4: Đất phèn, cần cải tạo mới có thể canh tác.

icon-date
Xuất bản : 08/01/2022 - Cập nhật : 17/12/2022