logo

Câu 8.28 trang 68 SBT Sinh học 12 Cánh diều: Một đầm nước tự nhiên rất rộng và nông nuôi thuỷ sản có các sinh vật: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1), động vật phù du (bậc 2), tôm và cá nhỏ (bậc 3)

icon_facebook

Chủ đề 8. Quần xã sinh vật và hệ sinh thái

Câu 8.28 trang 68 SBT Sinh học 12 Cánh diều: Một đầm nước tự nhiên rất rộng và nông nuôi thuỷ sản có các sinh vật: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1), động vật phù du (bậc 2), tôm và cá nhỏ (bậc 3). Do một số nguyên nhân trước đó, các chất ô nhiễm ở đáy đầm tích tụ nên tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng (phú dưỡng hoá), giải pháp nào dưới đây hạn chế ô nhiễm ở đầm nước này có hiệu quả nhất?

A. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1 bằng cách thay nguồn nước của hồ.

B. Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ (giảm bậc 3) để động vật phù du có điều kiện phát triển ăn tảo (bậc 1).

C. Thả thêm một số cá dữ (bậc 4) vào hồ để ăn cá nhỏ (bậc 3).

D. Khai thác hết nhóm động vật phù du (bậc 2) để tạo điều kiện cho vi khuẩn

lam, tảo phát triển.

Lời giải ngắn nhất

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng (phú dưỡng hoá), giải pháp có hiệu quả nhất là đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ (giảm bậc 3) để động vật phù du có điều kiện phát triển ăn tảo (bậc 1).

icon-date
Xuất bản : 31/07/2024 - Cập nhật : 31/07/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads