logo

Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 


Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ - Mẫu số 1

Truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối, với nạn đói khủng khiếp năm 1945. Kim Lân không miêu tả kĩ cái hiện thực tàn khốc của nạn đói lúc bấy giờ mà tập trung thể hiện vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu sau cái bề ngoài xơ xác vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cảnh ấy, họ vẫn nhen nhúm niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi đẹp. Trong "Vợ nhặt" xuất hiện ba nhân vật: Tràng, bà cụ Tứ và người vợ nhặt, thì bà cụ Tứ - mẹ anh Tràng đã gây được nhiều thiện cảm đối với người đọc hơn cả bởi tấm lòng nhân hậu, vị tha, đức hi sinh rất đáng trân trọng của bà.


Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ - Mẫu số 2

Kim Lân là một trong những cây bút chuyên viết về những người nông dân. Những câu chuyện của ông luôn giản dị, chất phác như chính hình ảnh của ông vậy. “Vợ nhặt” là một tác phẩm được ông lấy bối cảnh vào những năm nạn đói 1945, truyện chứa chan niềm thương cảm về những kiếp người nghèo khổ bám víu lấy nhau giữa khung cảnh “người chết như ngả rạ”. Và sáng bừng trong khung cảnh đói khát ấy là tình yêu thương của những con người dành cho nhau. Hình ảnh bà cụ Tứ - người mẹ già nghèo khổ cùng với những cảm xúc, những tâm trạng phức tạp khi chứng kiến đứa con trai duy nhất của mình “nhặt vợ” đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.


Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ - Mẫu số 3

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Trong tác phẩm ta không chỉ nhớ về anh cu Tràng và chị vợ nhặt mà còn nhớ đến bà mẹ tảo tần, chịu nhiều vất vả. Bà cụ Tứ là hình ảnh bà mẹ nông dân Việt Nam trước 1945. Ở nhân vật này, Kim Lân không chú ý vào hành động mà đi sâu vào khai thác tâm trạng nhân vật, qua đó khẳng định tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của ông.

[CHUẨN NHẤT] Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ - Mẫu số 4

Vợ nhặt là một tác phẩm ưu tú của Kim Lân và cũng là một thành tựu xuất sắc của nền văn học Việt Nam đã viết về một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc: nạn đói khủng khiếp năm 1945. Song câu chuyện ấy của Kim Lân không bị bụi thời gian phủ mờ, làm khuất lấp mà ngược lại cho đến bây giờ Vợ nhặt vẫn như một viên ngọc sáng lung linh. Thành công của Kim Lân trong thiên truyện không chỉ là việc chọn được một tình huống lạ, độc đáo mà còn là xây dựng lên hình ảnh bà cụ Tứ – một hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong nạn đói 1945.


Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ - Mẫu số 5

Đặt câu chuyện trong bóng tối của thời sự đói khát và chết chóc ấy, nhà văn đã thể hiện cảm động tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và niềm khao khát hạnh phúc của những người nghèo khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả phát hiện và tập trung xây dựng thành công ở nhân vật bà cụ Tứ, mẹ của anh Tràng - người đã “nhặt” vợ.


Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ - Mẫu số 6

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945 để diễn tả được cái đói có sức nặng như thế nào, nhưng ngụ ý của tác giả chính là việc dựa trên nạn đói để lột tả tính cách “trong như ngọc sáng ngời” của những con người, những mảnh đời lầm than. Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng điển hình cho người đàn bà nghèo khổ đến cùng cực nhưng có tình yêu thương con đến vô bờ bến. Hẳn rằng người đọc sẽ không bao giờ quên những lời mà Kim Lân đã dành cho bà.


Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ - Mẫu số 7

Kim Lân với phong cách viết giản dị, gần gũi với đời sống của nhân dân nên ông được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam. Những sáng tác của ông luôn chạm vào trái tim người đọc cảm xúc ấm áp, thân quen nhất. Truyện ngắn “Vợ nhặt” ra đời giữa bối cảnh đất nước ta đang lầm than, nạn đói hoành hành. Tác giả đã khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ khắc khổ nhưng tràn đầy tính yêu thương.

>>> Xem thêm: Dàn ý chi tiết phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong Vợ nhặt


Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ - Mẫu số 8

Đoạn trích “Vợ nhặt” của Kim Lân đã thành đề tài bàn luận không chỉ của tác giả mà còn của nhiều độc giả đón đọc. Thành công của tác phẩm không dừng lại ở việc khắc họa hiện thực xã hội đói nghèo và thiếu thốn, người chết như ngả rạ, khắp nơi bao trùm bởi không khí tang thương mà còn là vẽ ra những mảnh đời, những câu chuyện bình dị nhưng vô cùng ý nghĩa. Bên cạnh Tràng - nhân vật chính của câu chuyện, còn có chị vợ và bà cụ Tứ, mẹ của Tràng. Tuy xuất hiện ít hơn nhưng nhân vật bà cụ Tứ để lại nhiều ấn tượng và sự thương cảm trong lòng người đọc.


Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ - Mẫu số 9

Bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân dù không phải là nhân vật chính, nhưng với sự xuất hiện của bà đã làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn. Không chỉ vậy còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm.


Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ - Mẫu số 10

Nhà văn Kim Lân là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam. Ông được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam với những sáng tác luôn chạm đến trái tim người đọc bằng sự giản dị, gần gũi. Tác phẩm Vợ Nhặt của ông được sáng tác trong bối cảnh đất nước lầm than, nạn đói hoành hành năm 1945. Thành công của tác phẩm chính là nhờ sự thành công trong việc khắc họa nhân vật của tác giả. Nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo, khắc khổ nhưng giàu tình yêu thương là một nhân vật được khắc họa rất thành công.

---/---

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 07/06/2022 - Cập nhật : 20/11/2022