logo

Cảm nhận về hai khoảnh khắc vô tận trong Vợ Chồng A Phủ và Vợ Nhặt học sinh giỏi

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Cảm nhận về hai khoảnh khắc vô tận trong Vợ Chồng A Phủ và Vợ Nhặt học sinh giỏi. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp nâng cao, chi tiết từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh chuyên văn. Mời các em cùng tham khảo nhé! 

Cảm nhận về hai khoảnh khắc vô tận trong Vợ Chồng A Phủ và Vợ Nhặt học sinh giỏi - Bài mẫu

    Nhà văn Thạch Lam từng khẳng định “thiên chức của người nghệ sĩ là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.” Đúng vậy đích đến của văn học chính là cái đẹp Bởi vậy nên mỗi tác phẩm hay đều ẩn chứa được những "khoảnh khắc bất tận"- là hạt ngọc tâm hồn, là giá trị bất tận của văn chương. Ta có thể bắt gặp được những khoảnh khắc bất tận ấy trong 2 tác phẩm vô cũng xuất sắc đó chính là "vợ chồng A Phủ" với khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống của Tô Hoài và "vợ nhặt" với khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi "chậc, kệ!" rồi đưa Thị về nhà của Kim Lân.

Cảm nhận về hai khoảnh khắc vô tận trong Vợ Chồng A Phủ và Vợ Nhặt học sinh giỏi

    Tô Hoài được biết đến là gương mặt tiêu biểu trong văn xuôi hiện đại Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến đó chính là "vợ chồng A Phủ", được in trong tập truyện Tây Bắc,là kết quả của chuyến đi thực tế dài 8 tháng ở núi rừng Tây Bắc của nhà văn. Câu chuyện xoay quanh hai vợ chồng dân tộc Mèo là A Phủ và Mị ,cũng như quá trình giải cứu bản thân khỏi cường quyền tiền quyền và thần quyền. Còn Kim Lân là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn, với chủ đề là người nông dân và nông thôn. Một trong những tác phẩm đáng chú ý đó chính là tác phẩm "vợ nhặt" được in trong tập truyện "con chó xấu xí". Tác phẩm nói về nạn đói năm 1945 cũng như bản chất và vẻ đẹp của những người nông dân Việt Nam. Tác phẩm đều để lại những khoảnh khắc vô tận trong tâm trí người đọc, vậy khoảnh khắc vô tận chính là khoảng thời gian ngắn nhưng để lại nhiều suy nghĩ về con người và cuộc sống. Đặc trưng của văn học là cô đọng, hàm súc, đa nghĩa, mỗi chi tiết nghệ thuật có nhiều tầng bậc ý nghĩa. Tác giả lựa chọn miêu tả những khoảnh khắc ấn tượng khiến người đọc suy ngẫm để rút ra bài học về tư tưởng, lẽ sống… 

   Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm , nó có thể là hành động, lời nói , tâm trạng , cử chỉ của nhân vật. Đến với tác phẩm "Vợ Chồng A Phủ" của Tô Hoài và ta thấy khoảnh khắc vô tận là lúc mà "Mị chạy vụt theo A Phủ để tìm kiếm con đường sống" tuy nó ngắn ngủi về thời gian nhưng mang lại một ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Đọc tác phẩm, ta thấy được bức tranh thống khổ về người dân nơi đây, điểm hình là Mị - một người con gái xinh đẹp và đầy tài năng ở chốn miền núi Tây Bắc này, được nhiều chàng trai theo đuổi… Nhưng chỉ vì món nợ truyền đời của cha mẹ với nhà thống lý Pá Tra, mà Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ của nhà hắn. Từ đó cuộc sống của Mị trở nên khó khăn, vì phải làm việc quần quật không ngừng nghỉ, sống trong một cuộc sống đầy bi kịch, trở thành nô lệ. Chính cuộc sống ấy đã khiến Mị trở nên tê liệt về tinh thần, trơ trọi về cảm xúc vô tâm, thờ ơ…

     Cứ ngỡ cuộc sống của Mị sẽ bị giam cầm mãi bởi thần quyền, cường quyền và tiền quyền. Thế nhưng, Tô Hoài đã khám phá sâu trong tâm hồn con người, ông tìm ra được sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong tâm hồn con người. Sức sống ấy được bộc lộ trong đêm xuân tình Mị muốn đi chơi và đặc biệt là trong đêm mùa đông khi mà Mị cắt dây trói cho A Phủ. Khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói lúc đầu Mị thờ ơ không quan tâm đến sống chết của hắn, thế nhưng vào đêm ấy khi mà ánh sáng của bếp lửa soi rọi khuôn mặt của A Phủ, Mị nhìn thấy "giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai mỏm má đã xám lại" của A Phủ. Mị bắt đầu có thay đổi trong tâm trạng mà hành động, Mị chợt nhớ đến quá khứ, vào đêm xuân tình năm ấy Mị cũng bị trói đứng ở trên cột. Những quá khứ đau thương khiến cho lòng trắc ẩn của Mị trỗi dậy. Mị thương mình, thương những người cùng cảnh ngộ, tình thương ấy lấn át cả nỗi sợ trong chính tâm hồn Mị, Mị tiến đến và cắt dây trói cho A Phủ. Lúc này Mị đứng làm trong bóng tối nhưng rồi trong một khoảnh khắc Mị cũng đã vụt chảy ra cùng với A Phủ bỏ trốn khỏi hồng Ngài, trốn sang Phiềng Sa. 

  Hành động ấy đặt thể hiện một khát khao mãnh liệt muốn được sống tiếp, đây chính là bản năng của một con người khi bị đẩy vào đường cùng. Khoảnh khắc ấy dù ngắn ngủi, xảy ra trong chốc lát nhưng ẩn sau đó là một cuộc nổi chiến tàn khốc trong tâm hồn: đi hay ở, sống hay chết? Chi tiết ấy phản ánh sự thức tỉnh trong Mị, biểu hiện của những của khao khát muốn tự do, làm chủ số phận. Mở ra một trang mới trong cuộc đời Mị , Mị dám đứng lên giải thoát mình khỏi cường quyền, thần quyền và tiền quyền. Đặc biệt chi tiết còn thể hiện được tinh thần nhân đạo của tác giả dành cho người phụ nữ nói riêng và con người miền núi Tây Bắc nói chung. Tác giả đồng cảm với số phận đau khổ, bị áp bức bóc lột của người dân. Hơn nữa là niềm tin của tác giả đối với cách mạng với Đảng, niềm tin vào một ngày mai chiến thắng. Chi tiết này ám ảnh không thôi đến người đọc bởi ý nghĩa cao đẹp của nó.

   Nếu Như Tô Hoài trèo đèo lội suối đến với miền núi Tây Bắc, thì Kim Lân- nhà văn của nông thôn và người nông dân lại tìm đến với làng quê của xóm ngụ cư trong những ngày đói kém của năm 1945. Tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh trong những khoảng cách thường ngày đó là khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi "chậc, kệ!" đón Thị về nhà trong Vợ Nhặt. Tràng là dân ngụ cư gia cảnh nghèo ngoài hình xấu xí hội tụ đầy đủ những yếu tố "ế vợ". Trong một lần gặp lại cô gái đã giúp mình đẩy xe bò mà mình đã bông đùa vài câu, sau khi cô gái ấy ăn hết 4 bát bánh đúc. Thì xuất hiện chi tiết Tràng tặc lưỡi "chậc, kệ!" dù rất lo sợ nhưng Tràng vẫn liều lĩnh đưa người đàn bà ấy về nhà. Hành động ấy nhìn thoạt đầu có vẻ bồng bột và đơn giản, nhưng lại ẩn chứa một tấm lòng khao khát muốn tìm kiếm hạnh phúc riêng của Tràng và lòng thương cảm của anh dành cho vợ nhặt. Sau khi có vợ cuộc đời của Tràng trở nên khác trước, Tràng cảm thấy êm ái, lơ lửng, chẳng thể tin được là mình đã có vợ, cảm thấy gắn bó với ngôi nhà, muốn xây dựng mái ấm hạnh phúc trở nên tốt hơn.

  Có lẽ chi tiết ấy đã đem lại những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp làm thay đổi cuộc đời của Tràng. Khoảnh khắc ấy chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Tràng, mở ra một cuộc sống mới, dẫn anh đến một tương lai hạnh phúc, tươi sáng. Hơn nữa qua đó còn thể hiện được lòng thương cảm giữa các nhân vật với nhau, mở rộng ra là giữa người với người, giữa những con người cùng hoàn cảnh. Tràng mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp là một con người lương thiện, vị tha và nhân hậu, đại diện cho những người nông dân nghèo khổ.  Chi tiết ấy còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Ông đã rất tinh tế khi khám phá hết những vẻ đẹp tiềm ẩn sâu trong tâm hồn của người nông dân nghèo khổ, dù cuộc sống  bập bênh luôn gắn liền với cái đói, cái chết nhưng họ vẫn có được những vẻ đẹp tâm hồn đáng kính.  Hơn nữa tác giả còn đặt niềm tin vào cách mạng, vào tương lai tươi đẹp, tin rằng con người sẽ đi đến chiến thắng.

Cảm nhận về hai khoảnh khắc vô tận trong Vợ Chồng A Phủ và Vợ Nhặt học sinh giỏi

   Hai khoảnh khắc trong hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ Nhặt đều là những cột mốc đánh dấu một trang mới trong cuộc đời của nhân vật, đưa họ đến ánh sáng, đến tương lai. Tác phẩm làm nổi bật lên sức sống tiềm tàng mãnh liệt cũng như vẻ đẹp tiềm ẩn sâu trong nhân vật. Cùng với đó là lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn đối với những con người cực khổ thế nhưng mỗi nhà văn vẫn giữ cho mình được những nét riêng từ nội dung cho đến nghệ thuật. Tô Hoài nói về số phận bất hạnh của người phụ nữ Tây Bắc bị bóc lột, chà đạp bởi chế độ phong kiến miền núi, nhưng cũng ca ngợi sức sống mãnh liệt tiềm tàng và những phẩm chất tốt đẹp của họ.Kim Lân không chỉ nói về những ngày của nạn đói năm 1945 khiến cho nhân dân thống khổ rơi vào tình cảnh thê thảm, mà con thể hiện được bản chất tốt đẹp cũng như sự sống kỳ diệu của họ dù ở bên bờ vực của cái chết nhưng họ vẫn đứng về sự sống, khao khát tổ ấm gia đình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Về nghệ thuật, tác giả của vợ chồng A Phủ sử dụng giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế mang màu sắc và phong tục dân tộc, sử dụng những hình ảnh vừa giàu tính sáng tạo vừa vào chất thơ. Còn tác giả của truyện ngắn Vợ Nhặt lại tạo nên được một tình huống truyện vô cùng độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, xây dựng đối thoại sinh động.

   Tác phẩm được hình thành từ những chi tiết. Một tác phẩm nghệ thấy chân chính sẽ đem đến những giá nhân sinh cao cả. Ý nghĩa đó đến từ những khoảnh khắc vô tận trong tác phẩm. Bởi những khoảnh khắc ấy tuy diễn ra nhanh chóng nhưng tồn đọng lại trong tâm hồn bạn đọc những ý nghĩa nhân sinh quan cao đẹp, khiến cho tác phẩm trường tồn mãi cùng năm tháng. 

---/---

Như vậy Toploigiai đã trình bày xong bài văn mẫu Cảm nhận về hai khoảnh khắc vô tận trong Vợ Chồng A Phủ và Vợ Nhặt học sinh giỏi. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 11/08/2022 - Cập nhật : 20/11/2022