logo
ADVERTISEMENT

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn: "Bà lão đặt đũa bát xuống... để con dâu nhìn thấy bà khóc"

Những ngày tháng đấu tranh gian khổ của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược để lại cho đất nước ta một nạn đói khủng khiếp vào năm 1945, Kim Lân - một nhà văn thời bấy giờ đã khắc họa nỗi khổ đó qua tác phẩm Vợ nhặt, mời các bạn cùng Toploigiai đến với bài văn Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn: "Bà lão đặt đũa bát xuống... để con dâu nhìn thấy bà khóc".


Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn: "Bà lão đặt đũa bát xuống... để con dâu nhìn thấy bà khóc" - Mẫu số 1  

      Ai đọc Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân cũng đều nhớ đến ba nhân vật đầy quen thuộc nhưng không kém phần đáng thương. Câu chuyện nạn đói năm 1945 đã để lại trong tâm trí người đọc không chỉ là nỗi ám ảnh về nạn đói lịch sử, đồng cảm trước những số phận con người trong ngày tháng khó khăn đó. Nạn đói năm 1945 cũng là hoàn cảnh sáng tác và ra đời của tác phẩm Vợ nhặt. Nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích: "Bà lão đặt đũa bát xuống... để con dâu nhìn thấy bà khóc" - một bữa cơm ngày đói đầy xót thương của một bà mẹ chuẩn bị đón nàng dâu nhặt của con mình. Nạn đói đến cơm không có mà ăn, người chết như ngả rạ, không có gì để ăn, chỉ ăn củ, ăn cám nấu cho qua ngày, bà mẹ trong tác phẩm cũng rất khó xử, trong cái nạn đói khó khăn này, thân còn chưa lo xong thì thằng con trai lại muốn lấy vợ, vậy câu hỏi đặt ra là lấy gì để nuôi nhau, bà khóc, đặt đũa bát xuống trong mâm cơm ba người, xuống bếp lấy nồi cháo khoán hay nói đúng hơn là cám cho heo. Trong bà, nỗi buồn chất chứa trong những giọt nước mắt, một phần thương số phận mình, phần lớn thương các con, ý thức trách nhiệm nuôi các con lớn để lấy cho con tấm vợ bầu bạn. Có thể thấy rằng, bữa cơm ngày đói đã thể hiện và phản ánh chân thực nhất  nạn đói năm 1945, và món cháo khoán đó là món quà quý mà bà cụ chuẩn bị cho con dâu của mình khi ngày đầu về làm dâu. Khó khăn là vậy, nhưng nhân cách và tấm lòng nhân hậu của bà cụ đáng để chân quý và trân trọng. 

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn: "Bà lão đặt đũa bát xuống... để con dâu nhìn thấy bà khóc"

Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn: "Bà lão đặt đũa bát xuống... để con dâu nhìn thấy bà khóc" - Mẫu số 2

      Cái đói năm 1945 là nỗi ám ảnh của biết bao người, đến nay khi kể lại thì con người cũng không khỏi rùng mình vì những gì mà cuộc chiến tranh đầy gian khổ mang lại. Vợ nhặt là một tác phẩm xuất hiện để làm rõ nét nạn đói khủng khiếp này qua ngòi bút của Kim Lân, ông cũng là người có mặt trong thời kì nạn đói này nên chắc hẳn ông am hiểu về những cùng cực và khó khăn đó với nhân dân, với con người lúc bấy giờ. Tác phẩm gồm ba nhân vật hiện lên, Chàng - một anh ngốc làm công việc lái xa bò, bà cụ Tứ và cô vợ Nhặt. Trong một hoàn cảnh đói kém như vậy, Chàng nhặt được vợ, sau đó là một khung cảnh éo le và khó xử giữa một gia đình ba người. Nạn đói đang hoành hành khắp nơi, cơm không có ăn, có khi là nhịn đói qua ngày. Bà cụ Tứ chắc hẳn đã suy nghĩ rất nhiều vì điều đó, nhưng với một tấm lòng yêu thương, cưu mang bà vẫn nhận người con dâu này bằng một thái độ yêu thương vô cùng, ngày đầu về làm dâu bà tiếp đón con dâu một bữa cơm ngày đói là một nồi cháo khoán khi bà đặt bát đũa xuống và bê ra. Bà có những suy nghĩ tủi hờn đến phát khóc, bà ức, bà buồn khi bản thân mình cũng trở nên bất lực không thể làm được gì cho con, một phần bà thương các con mình. Hình ảnh đó hiện lên thật đáng thương và đau buồn, chỉ vì cái đói ập tới mà tất cả trở nên khó khăn, lỡ dở nhưng đâu đó vẫn là tấm lòng yêu thương giữa con người với con người vẫn trở nên hạnh phúc.

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn: "Bà lão đặt đũa bát xuống... để con dâu nhìn thấy bà khóc"

Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn: "Bà lão đặt đũa bát xuống... để con dâu nhìn thấy bà khóc" - Mẫu số 3

      Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân đã đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí độc giả nhờ những chi tiết xuất hiện đầy độc đáo. Hoàn cảnh éo le cũng góp phần nổi bật trong tác phẩm là một nạn đói lịch sử năm 1945, nạn đói đã lấy đi hàng triệu người. Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã đẩy con người vào nghịch cảnh, những gian khổ và éo le có khi phải đánh đổi bằng chính mạng sống của mình. Khó khăn là vậy, ai đang nghèo khó cơm không có ăn mà còn lấy vợ. Chàng - nhân vật đã nhặt được vợ trong hoàn cảnh đó, chỉ bởi một câu bông đùa mà từ đó Chàng có vợ. Người bất ngờ và khó xử nhất chắc hẳn là bà cụ Tứ, khi con lấy vợ ở một cái thời điểm như vậy, đói đến mức không có gì ăn. Nhưng với tấm lòng nhân hậu và yêu thương, bà vẫn đón nhận con dâu của mình đầy trìu mến, đón tiếp con dâu một bữa ăn ngày đói khi lần đầu về làm dâu. Trong bữa ăn, bà đặt đũa bát xuống và đi lấy một nồi cháo khoán với sự hào hứng để các con ăn ngon hơn, nhưng với các đói như vậy ăn cháo khoán - cám cho heo thật là khó ăn, bà ăn trong nỗi tuyệt vòng, ấm ức và buồn bã. Trên khuôn mặt là nỗi buồn và những giọt nước mắt, bà buồn vì chính bản thân mình không cho các con cuộc sống tốt, một phần là vì lo các con thương các con sau này sẽ khổ cực. Dễ hiểu cho tâm trạng của bà cụ chỉ vì nạn đói đã cướp đi cơ hội sống tốt hơn của con người. Qua đó, lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy nhân dân ta vào bế tắc và khó khăn.

---------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến cho các bạn đoạn văn mẫu Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn: "Bà lão đặt đũa bát xuống... để con dâu nhìn thấy bà khóc". Hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, mời các bạn cùng đến với câu hỏi tiếp theo.

ADVERTISEMENT