logo

Câu 2.39 trang 20 SBT Sinh học 12 Cánh diều: Máu khó đông là bệnh di truyền hiếm gặp trong quần thể

icon_facebook

Chủ đề 2. Nhiễm sắc thể và các quy luật di truyền

Câu 2.39 trang 20 SBT Sinh học 12 Cánh diều: Máu khó đông là bệnh di truyền hiếm gặp trong quần thể. Người đàn ông A bị máu khó đông kết hôn với người phụ nữ B không mắc bệnh. Họ có 4 con gồm: hai con trai (C và D) và hai con gái (E và G), cả bốn người con đều không biểu hiện bệnh máu khó đông. Các con của A và B đều kết hôn với những người không bị bệnh; không có người con nào của C và D bị bệnh; các con trai của E và G bị máu khó đông, còn các con gái của họ không bị bệnh.

(1) Nhận định nào sau đây giải thích cho lí do C, D, E, G không bị máu khó đông là đúng?

A. Máu khó đông là bệnh do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X và người đàn ông A chỉ truyền nhiễm sắc thể Y cho các con của người này.

B. Máu khó đông là bệnh do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X và các con C, D, E và G nhận nhiễm sắc thể X mang gene bình thường từ người mẹ B.

C. Máu khó đông là bệnh liên kết nhiễm sắc thể Y, các con C, D, E và G chỉ nhận nhiễm sắc thể X từ người đàn ông A

D. Máu khó đông là bệnh liên kết nhiễm sắc thể X, C và D phải nhận allele đột biển lặn trên nhiễm sắc thể X từ người đàn ông A.

(2) Nếu con gái của D kết hôn với một người đàn ông không mắc bệnh, xác suất họ sinh con bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?

A. 0%

B. 25%

C. 50%

D. 75%

(3) Các cá thể nào sau đây có kiểu gene dị hợp tử về gene gây bệnh máu khó đông?

A. A, C và D

B. C, D, E và G

C. A và B

D. E và G

Lời giải ngắn nhất

(1) B

(2) A

(3) D

icon-date
Xuất bản : 26/07/2024 - Cập nhật : 26/07/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads