1. Quy tắc làm tròn số thập phân
Làm tròn một số thập phân dương tới một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn) là bỏ bớt hoặc thay thế một số chữ số của số cần làm tròn bởi những chữ số 0 thoả mãn các yêu cầu sau đây:
Đối với chữ số hàng làm tròn:
Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hoặc bằng 5.
Đối với các chữ số sau hàng làm tròn:
Bỏ đi nếu ở phần thập phân;
Thay bởi chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.
Như vậy, để làm tròn một số thập phân ta cần xác định:
Hàng làm tròn là hàng nào”?
Chữ số ngay bên phải hàng làm tròn nhỏ hơn 5 hay không?
Sau hàng làm tròn gồm những chữ số nào, thuộc phần số nguyên hay phần thập phân của số đã cho?
2. Ước lượng kết quả phép đếm, đo, tính toán
Khi thực hiện một dãy phép Tính hoặc khi đo, đếm các sự vật, trong nhiều trường hợp ta không cần tính chinh xác kết quả mà chỉ cần ước lượng kết quả, tức là chỉ ra một giá trị gần sát với kết quả chính xác. Có thể ước lượng kết quả bằng một trong các cách sau:
Cắt bỏ bớt một hay nhiều chữ số ở phần thập phân của kết quả;
Lâm tròn kết quả tới một hàng thích hợp;
Làm tròn các số hạng, thừa số, số bị chia, số chia có trong dãy phép tính cần thực hiện.
1. Năng lực tính toán: luyện tập thành thạo các kĩ năng:
Làm tròn số thập phân.
Ước lượng kết quả phép tính hay phép đo, đếm.
Áp dụng kĩ năng làm tròn và ước lượng trong các tình huống thực tiễn.
2. Năng lực mô hình hoá và giải quyết vấn đề: phân tích được các tình huống thực tiễn, xây dựng được các bước giải toán.
- Làm tròn đến hàng phần mười ta được kết quả là 1,2.
Ví dụ 2: Một học sinh thực hiện phép tính 59,67 - 24,285 + 11,12 được kết quả là 24,945. Theo em, bạn học sinh đó tính đúng hay sai? Em hãy thực hiện phép tính để kiểm tra dự đoán của mình.
Thông qua kiến thức Lý thuyết Toán 6 Bài 30 Làm tròn và ước lượng, hi vọng các em sẽ giải thành thạo các bài tập trong SGK Toán 6 sách mới KNTT.