1. Phân số thập phân và số thập phân
17/10; -34/100; -25/1000;… là các phân số thập phân.
Các số -1,7; -0,34; -0,025.... là các số thập phân âm.
Các số 5,1; 12,3; 0,025;... (đôi khi cũng viết là +5,1; +12,3; +0,025) còn gọi là các số thập phân dương. Các số thập phân âm và số thập phân dương gọi chung là số thập phân.
Mọi phân số thập phân đều viết được dưới dạng số thập phân. Chẳng hạn:
159 488/100 = 159, 488
Các phân số mà mẫu số không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5 đều viết được dưới dạng phân số thập phân và dạng số thập phân. Chẳng hạn:
Mỗi số thập phân gồm: Phần số nguyên viết bên trái dấu ","; phần thập phân viết bên phải dấu ",".
Nếu viết thêm những chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số thập phân không đổi: 21,45 = 21,450 = 21,4500 = ....
Các số 3,15 và -3,15 là hai số đối nhau. Số đối của -3,15 là 3,15 và số đối của 3,15 là -3,15.
2. Cách so sánh hai số thập phân
Mọi số thập phân âm đều nhỏ hơn 0 và nhỏ hơn số thập phân dương.
Để so sánh hai số thập phân âm ta so sánh hai số đối của chúng: số có số đối lớn hơn là số bé hơn.
Ví dụ 1:
Viết các phân số thập phân sau dưới dạng số thập phân.
21/10; −35/10; −125/100; −89/1000
Giải:
21/10 = 2,1;
−35/10 = −3,5;
−125/100 = −1,25;
−89/1000 = −0,089
Thông qua kiến thức Lý thuyết Toán 6 Bài 28 Số thập phân, hi vọng các em sẽ giải thành thạo các bài tập trong SGK Toán 6 sách mới KNTT.