1. Điểm thuộc đường thẳng
Với M, N là các điểm và d là một đường thẳng.
Kí hiệu M ∈ d có nghĩa M là một điểm của đường thẳng d hay M thuộc d (các cách nói khác: M nằm trên d, d đi qua M, d chứa M).
Kí hiệu N ∉ d có nghĩa N không là một điểm của đường thẳng d hay N không thuộc d.
2. Ba điểm thẳng hàng: Với A và B là hai điểm phân biệt:
Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua A và B, A B kí hiệu là đường thẳng AB hay đường thẳng BA
Cho C là một điểm khác A và B.
Nếu C ∈ AB thì ba điểm A, B, C thẳng hàng; trái lại, nếu C ∉ AB thì ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
3. Vị trí tương đối của hai đường thẳng: Với d1 và d2, là hai đường thẳng tuỳ ý:
d1 và d2 song song với nhau, kí hiệu là d1 // d2, nếu chúng không có điểm chung
d1 và d2 cắt nhau nếu chúng có đúng một điểm chung. Điểm chung đó được gọi là giao điểm của d1 và d2
Nếu d1 và d2 có từ hai điểm chung (phân biệt) trở lên thì d1 và d2, là hai đường thẳng trùng nhau (mỗi điểm thuộc một trong hai đường thẳng đều là điểm chung của hai đường thẳng).
Nhận biết và diễn đạt các quan hệ: điểm thuộc đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt, ba điểm thẳng hàng, hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.
Sử dụng công cụ học tập để vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.
Ví dụ 1: Cho ba điểm thẳng hàng A. B, C (phân biệt) và điểm D không thẳng hàng với A và B. Trong các đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho, hãy kể tên:
a) Ba cặp đường thẳng trùng nhau;
b) Ba cặp đường thăng cất nhau. Với mỗi cặp đường thẳng cắt nhau, hãy chỉ rõ
giao điêm của chúng.
Giải:
a) Ba cặp đường thẳng trùng nhau là: AB và BC, BC và CA, CA và AB (chú ý rằng AB và BA cũng là hai đường thẳng trùng nhau).
b) Các cặp đường thẳng cắt nhau là:
AB và AD, giao điểm là A
AB và BD, giao điểm là B
AB và CD, giao điểm là C (chú ý rằng đường thẳng AB cũng chính là đường thẳng AC).
Thông qua kiến thức Lý thuyết Toán 6 Bài 32 Điểm và đường thẳng, hi vọng các em sẽ giải thành thạo các bài tập trong SGK Toán 6 sách mới KNTT.