1. Đoạn thẳng
Đoạn thẳng AB gồm hai điểm A, B và các điểm A B nằm giữa hai điểm ấy. Hai điểm A và B là hai đầu mút (mút) của đoạn thẳng AB.
Đoạn thẳng AB còn có thể gọi là đoạn thẳng BA.
2. Độ dài đoạn thẳng
Có thể chọn một đoạn thẳng bắt kì làm đơn vị độ dài (gọi tắt là đơn vị).
Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Khi đã chọn đơn vị độ dài, độ dài của mỗi đoạn thẳng được biểu diễn bởi một số dương (thường viết kèm theo đơn vị).
Độ dài đoạn thẳng AB gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B (khoảng cách từ A đến B). Quy ước: hai điểm trùng nhau có khoảng cách bằng 0.
Nếu hai đoạn thẳng AB và EG có cùng độ dài thì AB và EG là hai đoạn thẳng bằng nhau và viết AB = EG.
Nếu đoạn thẳng AB có độ dài nhỏ hơn độ dài của đoạn thẳng CD thì ta nói đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD và viết AB < CD. Khi đó ta còn nói đoạn CD dài hơn đoạn AB và viết là CD > AB
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì: -AB = AM + MB
Nhận biết trên hình vẽ và gọi tên: Đoạn thẳng, đầu mút của một đoạn thẳng.
Nhận biết độ dài đoạn thẳng, khoảng cách giữa hai điểm.
Đo và so sánh hai đoạn thẳng.
Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước hoặc bằng một đoạn thẳng cho trước.
Ví dụ 2: Cho hai điểm M và N nằm giữa hai điểm A và B. Biết rằng AN = BM, hãy so sánh hai đoạn thẳng AM và BN.
Giải:
Vì M và N cùng nằm giữa hai điểm A và B nên có thể xảy ra hai trường hợp:
Điểm M nằm giữa A và N. Khi đó, điểm N nằm giữa M và B.
Ta có:
AN = AM + MN và MB = MN + NB.
Vì AN = MB nên:
AM = AN - MN= MB - MN = NB.
Điểm N nằm giữa A và M
Lúc này, điểm M nằm giữa N và B.
Vì AN= MB nên:
AM = AN+NM = MB + NM = NM + MB = NB.
Kết luận: Trong mọi trường hợp, ta đều có AM và BN là hai đoạn thẳng bằng nhau.
Thông qua kiến thức Lý thuyết Toán 6 Bài 34 Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng, hi vọng các em sẽ giải thành thạo các bài tập trong SGK Toán 6 sách mới KNTT.