logo

Lý thuyết Sinh học 7 Sách mới (KNTT, CTST, CD)

Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 7 Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều ngắn nhất. Các bài lý thuyết được tổng hợp đầy đủ theo từng bài trong học kì 1, 2, bám sát chương trình sách mới.

MỤC LỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC 7 NGẮN NHẤT

 Lý thuyết Sinh 7 Bài 1. Thế giới động vật đa dang và phong phú
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 2. Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 4. Trùng roi
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 5. Trùng biến hình và trùng giày
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 6. Trùng kiết lị và trùng sốt rét
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 8. Thủy tức
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 9. Đa dạng của ngành Ruột khoang
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 10. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 11. Sán lá gan
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 13. Giun đũa
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 15. Giun đất
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 17. Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 18. Trai sông
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 19. Một số thân mềm khác
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 21. Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 22. Tôm sông
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 24. Đa dạng và vai trò của lớp giác xác
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 25. Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 26. Châu chấu
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 27. Đa đạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 29. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 30. Ôn tập phần 1: Động vật không xương sống
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 31. Cá chép
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 33. Cấu tạo trong của cá chép
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 34. Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 35. Ếch đồng
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 37. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 38. Thằn lằn bóng đuôi dài
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 39. Cấu tạo trong của thằn lằn
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 40. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 41. Chim bồ câu
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 44. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 46. Thỏ
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 47. Cấu tạo trong của thỏ
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 48. Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 49. Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 50. Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 51. Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 53. Môi trường sống và sự vận động di chuyển
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 54. Tiến hóa về tổ chức cơ thể
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 55. Tiến hóa về sinh sản
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 56. Cây phát sinh giới động vật
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 57. Đa dạng sinh học
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 58. Đa dạng sinh học (tiếp theo)
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 59. Biện pháp đấu tranh sinh học
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 60. Động vật quý hiếm
 Lý thuyết Sinh 7 Bài 63. Ôn tập

Bài 1. Thế giới động vật đa dang và phong phú

I. ĐA DẠNG VỀ LOÀI VÀ PHONG PHÚ VỀ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ

- Qua vài tỉ năm tiến hóa, giới Động vật vô cùng đa dạng, phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện

- Độ đa dạng của động vật không chỉ thể hiện ở số lượng loài mà còn thể hiện ở số lượng cá thể của từng loài.

- Một số động vật được thuần hóa thành vật nuôi, nhưng chúng đã khác nhiều so với tổ tiên hoang dại và biến đổi thành nhiều loài, đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người.

Ví dụ: Gà nuôi có tổ tiên là loài gà rừng nhỏ nhắn đang sống ở vùng nhiệt đới. Gà nuôi được biến đổi rất nhiều về màu lông, kích thước, chiều cao ... khác xa so với tổ tiên của chúng

II. ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG

- Động vật được phân bố ở nhiều môi trường sống khác nhau: môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ…), trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm, từ đỉnh Everet cao hơn 8000m đến vực sâu 11000m dưới đáy đại dương...

- Động vật có các đặc điểm thích nghi cao với môi trường sống của chính nó.

Nam cực toàn băng tuyết nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới 17 loài khác nhau.

- Đặc điểm thích nghi với môi trường giá lạnh:

+ Mỗi con nặng 30 – 40kg, lông rậm, mỡ dày → giữ nhiệt cho cơ thể

+ Con cái đẻ 1 – 2 trứng, ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40% khối lượng → khả năng chăm sóc con từ khi còn trong trứng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng nở.

+ Con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non → giúp con thích nghi dần với điều kiện khí hậu lạnh giá ở Nam cực.

+ Chúng thường sống thành bầy đàn, đông tới hàng nghìn con → tăng khả năng kiếm mồi và chống lại kẻ thù cũng như cái lạnh của Nam cực.

Bài 2. Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật

I. Phân biệt động vật với thực vật

- Các đặc trưng của giới Động vật và Thực vật được biểu hiện trong: cấu tạo, dinh dưỡng, cách di chuyển và phản xạ.

- Giống nhau:

+ Đều có cấu tạo tế bào

+ Đề có khả năng lớn lên và sinh sản

-  Khác nhau:

II. Đặc điểm chung của động vật

- Có khả năng di chuyển

- Có hệ thần kinh và giác quan

- Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)

III. Sơ lược phân chia giới động vật

- Giới động vật được chia làm 20 ngành chủ yếu xếp vào 2 nhóm: động vật có xương sống và động vật không có xương sống.

- Động vật không xương sống:

+ Ngành động vật nguyên sinh

+ Ngành Ruột khoang

+ Các ngành giun: giun dẹp, giun tròn, giun đốt

+ Ngành thân mềm

+ Ngành chân khớp:

- Động vật có xương sống:

IV. Vai trò của động vật

Động vật không chỉ có vai trò quan trọn trong thiên nhiên mà còn cả đối với đời sống con người.

Đa số động vật là có lợi cho con người. Tuy nhiên, còn một số động vật lại gây hại.

- Cung cấp nguyên liệu cho con người:

+ Thực phẩm: bò, lợn, gà…

+ Lông: cừu, gà…

+ Da: bò, trâu…

- Động vật làm thí nghiệm:

+ Học tập và nghiên cứu khoa học: giun, ếch, cá…

+ Thử nghiệm thuốc: chuột bạch…

-  Động vật hỗ trợ cho người:

+ Lao động: trâu, bò…

+ Giải trí: cá voi, khỉ…

+ Thể thao: ngựa…

+ Bảo vệ an ninh: chó…

- Động vật truyền bệnh sang người: bọ, muỗi…