logo

Lý thuyết Sinh 7 Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu


Lý thuyết Sinh 7 Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu


I. CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG

1. Tiêu hóa

- Ống tiêu hóa đã phân hóa: miệng → hầu → thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột non → ruột già → hậu môn.

- Mỗi cơ quan đều đảm nhiệm chức năng riêng → tốc độ tiêu hóa cao hơn.

- Không có răng, thiếu ruột thẳng tích trữ phân.

- Hệ tiêu hóa ở chim bồ câu hoàn chỉnh hơn bò sát vì:

+ Thực quản đã có diều có chức năng: chứa và làm mềm thức ăn trước khi đưa vào dạ dày vì chim không có răng để nghiền nát thức ăn như những động vật khác.

+ Dạ dày phân nhánh thành dạ dày tuyến (tiết dịch tiêu hóa) và dạ dày cơ (co bóp, nghiền nát thức ăn) → tốc độ tiêu hóa cao hơn.

Lý thuyết Sinh 7: Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu | Soạn Sinh 7 - TopLoigiai

2. Tuần hoàn

Lý thuyết Sinh 7: Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu | Soạn Sinh 7 - TopLoigiai

 - Tim có cấu tạo hoàn thiện, có dung tích lớn so với cơ thể.

- Tim 4 ngăn (2 tâm thất và 2 tâm nhĩ), gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn, tim thằn lằn chỉ có 3 ngăn (1 tâm thất và 2 tâm nhĩ).

+ Nửa trái chứa máu đỏ tươi

+ Nửa phải chứa máu đỏ thẫm

→ máu không bị pha trộn  đảm bảo cho sự trao đổi chất mạnh ở chim.

- Mỗi nửa tim: tâm thất và tâm nhĩ thông với nhau, có van giữ cho máu chỉ chảy theo 1 chiều.

3. Hô hấp

- Phổi gồm 1 mạng ống khí dày đặc  bề mặt trao đổi khí rộng

- Phổi nằm sâu trong hốc sườn 2 bên sống lưng  sự thông khí ở phổi nhờ hệ thống túi khí phân nhánh (9 túi) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan, trong các xoang rỗng chứa các xương → giảm khối lượng riêng và giảm ma sát nội quan khi bay.

- Các túi khí ở ngực và bụng phối hợp hoạt động với nhau  không khí đi qua hệ thống ổng khí trong phổi theo 1 chiều  trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng oxi trong không khí hít vào → Phù hợp với nhu cầu oxi cao ở chim khi bay.

- Khi đậu, chim hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.

Lý thuyết Sinh 7: Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu | Soạn Sinh 7 - TopLoigiai

4. Bài tiết và sinh dục

- Bài tiết: có thận sau giống ở bò sát nhưng không có bóng đái.

- Sinh dục:

+ Chim trống có đôi tinh hoàn và ống dẫn tinh

+ Chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.


II. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

- Thần kinh: bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi hoạt động rộng.

+ Trong não: não trước (đại não), não giữa (2 thùy thị giác) và não sau (tiểu não) phát triển hơn so với bò sát

- Giác quan:

+ Mắt tinh, có mí thứ 3 rất mỏng  vẫn nhìn được và vẫn bảo vệ được mắt khi bay.

+ Tai có ống tài ngoài nhưng chưa có vành tai.

Lý thuyết Sinh 7: Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu | Soạn Sinh 7 - TopLoigiai

Xem thêm Soạn Sinh 7: Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021