logo

Bài 2 trang 142 sgk Sinh 7


Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu

Bài 2 trang 142 sgk Sinh 7

So sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau. Nêu ý nghĩa của sai khác đó.

Các hệ cơ quan

Thằn lằn

Chim bồ câu

Tuần hoàn    
Tiêu hóa    
Hô hấp    
Bài tiết    
Sinh sản    

Lời giải:

Cá chệ cơ quan

Thằn lằn

Chim bồ câu

Tuần hoàn Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu pha Tim 4 ngăn, có van giữ máu chảy theo một chiều, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
Tiêu hóa Hệ tiêu hóa có miệng, thực quản- dạ dày- ruột non- ruột già- lỗ huyệt. Ống tiêu hóa phân hóa, ruột già chứa phân đặc có khả năng hấp thu lại nước. Có sự biến đổi của ống tiêu hóa có them diều, dạ dày tuyến.Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn khi bay.
Hô hấp Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn và mao mạch bao quanh.Sự thông khí ở phổi là nhờ cơ liên sườn làm tang giảm thể tích khoang ngực Hô hấp bằng hệ thống ống khí dày đặc tạo nên bề mặt trao đổi khí rộng, sự thông khí nhờ các túi khí phân nhánh.
Bài tiết Thận sau (số lượng cầu thận khá lớn), có khả năng hấp thu lại nước, nước tiểu đặc, có bóng đái lớn. Thận sau nhưng không có bóng đái
Sinh sản

Thụ tinh trong

Đẻ trứng, giới tính con non phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Thụ tinh trong

Đẻ và ấp trứng không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

  * Ý nghĩa của sự sai khác: giúp chim thích nghi với đời sống bay lượn cần một lượng lớn oxi và năng lượng để đáp ứng nhu cầu bay lượn.

Xem toàn bộ Soạn Sinh 7: Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu

 

 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 11/08/2021