Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Sinh học 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.
Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Soạn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 14
– Trong quá trình sống, sinh vật luôn chịu những tác động từ môi trường xung quanh, do đó, chúng luôn có những cơ chế đáp ứng lại với các kích thích để có thể thích nghi, tồn tại và phát triển.
– Sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với các kích thích của môi trường được gọi là cảm ứng.
– Ví dụ:
+ Ở người, khi trời nóng, cơ thể sẽ toát mồ hôi giúp hạ nhiệt độ cơ thể còn khi trời lạnh cơ thể có phản ứng run giúp tăng sinh nhiệt để giữ ấm
+ Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng đảm bảo thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp.
Cơ chế cảm ứng ở sinh vật diễn ra gồm các giai đoạn được mô tả trong Hình 14,4.
– Những kích thích từ môi trường (trong và ngoài) được phát hiện và tiếp nhận bởi các thụ thể đặc hiệu.
– Sự liên kết giữa tín hiệu và thụ thể sẽ kích hoạt quá trình truyền tin.
– Thông tin từ bộ phận tiếp nhận được truyền đến bộ phận xử lí thông tin (rễ, thân, lá, hoa ở thực vật; trung ương thần kinh ở động vật có hệ thần kinh) để quyết định hình thức và mức độ phản ứng.
– Sau đó, thông tin trả lời được truyền đến bộ phận thực hiện phản ứng (rễ, thân, lá, hoa ở thực vật; các cơ, tuyến... ở động vật) để trả lời các kích thích từ môi trường.
Câu 1: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do
A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 2: Cây nắp ấm bắt mồi giống với hiện tượng nào sau đây?
A. Cây trinh nữ cụp lá
B. Con mèo chơi với một con mèo khác
C. Con hổ nhìn thấy con mồi và đuổi theo
D. Cây đào bị gió thổi bay hết hoa
Giải thích: Vận động bắt mồi của cây nắp ấm bắt mồi giống với cây trinh nữ cụp lá và là hiện tượng ứng động không sinh trưởng. Cây nắp ấm bắt mồi tự tiết ra những chất lỏng để thu hút con mồi, bên trong thành của nắp ấm có lớp sáp trơn để khi con mồi rơi vào đó không thể thoát được ra ngoài. Khi con mồi vào bên trong nắp ấm sẽ đóng lại và enzim trong chất lỏng sẽ tiêu hóa con mồi.
Câu 3: Hình thức cảm ứng ở thực vật là?
A. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời
B. Rễ cây tự tìm đến nơi có chất dinh dưỡng cao
C. Khi con kiến chui vào miệng cây nắp ấm thì nó lập tức đóng lại
D. Cả ba đáp án trên
Giải thích: Khả năng phản ứng của thực vật đối với kích thích của môi trường gọi là cảm ứng của thực vật. Một số hình thức biểu hiện cảm ứng thực vật: Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời; Rễ cây tự tìm đến nơi có chất dinh dưỡng cao; Khi con kiến chui vào miệng cây nắp ấm thì nó lập tức đóng lại,…
Câu 4: Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là
A. cảm ứng ở động vật nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.
C. cảm ứng ở động vật nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm hơn, khó nhận thấy hơn.
D. hình thức phản ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.
Giải thích:
- Cảm ứng ở thực vật có đặc điểm khó nhận thấy, diễn ra chậm. Chúng biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan. Các hình thức cảm ứng ở thực vật: hướng tiếp xúc, hướng sáng, hướng nước,…
- Cảm ứng ở động vật có đặc điểm diễn ra với tốc độ nhanh hơn và dễ nhận thấy. Cảm ứng ở động vật có biểu hiện đa dạng, đặc trưng cho từng loài: chim xù lông để chống rét, người toát mồ hôi khi trời nóng,…
Câu 5: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?
A. Các nhận biết.
B. Các kích thích.
C. Các cảm ứng.
D. Các phản ứng.
>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
-------------------------------------------
Trên đây Toploigiai cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.