logo

Lý thuyết KTPL 11 Bài 9 Chân trời sáng tạo: Văn hóa tiêu dùng

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Văn hóa tiêu dùng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 9: Văn hóa tiêu dùng


1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

- Tiêu dùng là mục đích và động lực của sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong kích thích sản xuất và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

- Tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cho người sản xuất, tạo ra một sự tương tác tích cực giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.


2. Khái niệm văn hóa tiêu dùng

- Văn hoá tiêu dùng là tổng thế các yếu tố giá trị, chuẩn mực, tâm lí tạo nên tập quán tiêu dùng biểu hiện qua hành vi tiêu dùng của một cộng đồng nhất định.


3. Vai trò của văn hóa tiêu dùng

- Văn hoá tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống cũng như tiếp thu giá trị mới về tiêu dùng.

- Văn hoá tiêu dùng ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất và kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược sản phẩm.


4. Một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

- Tính kế thừa: tiêu dùng phản ánh bản sắc văn hoá Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc.

- Tính giá trị: tiêu dùng tập trung vào các giá trị tốt đẹp, nhằm đáp ứng nhu cầu không chỉ về vật chất mà còn tinh thần.

- Tính thời đại: tiêu dùng phát triển đa dạng về hình thức, thói quen, và phù hợp với sự phát triển của xã hội.

- Tính hợp lý: tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả phù hợp với thu nhập của họ.


5. Biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam

- Đối với Nhà nước: Ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng; tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam; tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

- Đối với doanh nghiệp: Cung cấp sản phẩm chất lượng, thực hiện trách nhiệm xã hội, tôn vinh giá trị văn hoá của người tiêu dùng.

- Đối với người tiêu dùng: Thực hiện trách nhiệm tiêu dùng có văn hoá, tôn vinh và ủng hộ hàng Việt Nam; nâng cao ý thức sử dụng sản phẩm chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường.


6. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

Câu 1: Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là

A. Tính giá trị.

B. Tính độc đáo.

C. Tính lãng phí.

D. Tính khôn vặt.

Giải thích

Đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam bao gồm

  • Tính kế thừa
  • Tính giá trị,
  • Tính thời đại
  • Tính hợp lí.

Câu 2: Thói quen tiêu dùng của chị T trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Trường hợp. Chị T mong mỏi, tin tưởng vào hàng Việt Nam ngày càng có giá trị cao về thẩm mĩ và giá trị sử dụng, có thể cạnh tranh với sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Để làm được điều đó, theo chị T, Nhà nước cần tập trung vận động phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm làm cho cầu và tiêu dùng tăng nhanh, tạo cơ hội để thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà thương mại nói chung phát triển sản xuất, cải tiến kĩ thuật, tái cơ cấu tổ chức...

A. Tính kế thừa.

B. Tính giá trị.

C. Tính thời đại.

D. Tính hợp lí.

Câu 3: Đoạn thông tin dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Thông tin. Trong xã hội truyền thống, các hộ gia đình ở Việt Nam thường có thói quen mua sắm tại chợ truyền thống. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Ngày nay, với sự đa dạng của thị trường, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh các hình thức mua bán truyền thống, số lượng người mua bán và thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng.

A. Tính hợp lí và tính giá trị.

B. Tính kế thừa và tính thời đại.

C. Tính thời đại và tính hợp lí.

D. Tính giá trị và tính kế thừa.

Giải thích

Có thể thấy, thói quen mua sắm tại chợ truyền thống và sự đa dạng của thị trường, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt phản ánh về tính kế thừa và tính thời đại trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

A. Tính hợp lí.

B. Tính kế thừa.

C. Tính thời đại.

D. Tính lãng phí.

Câu 5: Đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?

Thông tin. Người Việt hiện nay đang dần văn minh hóa lối sống tiêu dùng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp. Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam đang có sự dịch chuyển về cơ cấu tiêu dùng theo xu hướng giảm tỉ trọng nhu cầu vật chất tối thiểu, dịch chuyển sang những loại hàng hóa hợp thị hiếu và chất lượng cao, dịch chuyển trong tần suất và phương thức mua sắm thiết yếu và tăng tỉ trọng cho nhu cầu tinh thần.

A. Tính kế thừa.

B. Tính giá trị.

C. Tính thời đại.

D. Tính hợp lí.

Giải thích

Người Việt hiện nay đang dần văn minh hóa lối sống tiêu dùng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp, điều này chứng tỏ văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam luôn mang tính thời đại.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Văn hóa tiêu dùng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 18/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023