logo

Lý thuyết KTPL 11 Bài 8 Chân trời sáng tạo: Đạo đức kinh doanh

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đạo đức kinh doanh theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 8: Đạo đức kinh doanh


1. Quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực quy định hành vi của chủ thể kinh doanh.

- Vai trò của đạo đức kinh doanh:

+ Đạo đức kinh doanh giúp điều chỉnh hành vi tích cực của các chủ thể kinh doanh.

+ Tạo nên danh tiếng, niềm tin và uy tín với khách hàng.

+ Đóng góp vào năng lực cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp.

+ Ngoài ra, đạo đức kinh doanh còn đóng góp vào xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và hiện đại.


2. Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đạo đức kinh doanh

- Giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; hướng đến lợi ích chung và có lợi cho nhiều người.

- Thể hiện trong các mối quan hệ cụ thể:

+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với khách hàng: giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng,... 

+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động: tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên. 

+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội: tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội; tuân thủ các quy định của pháp luật. 

+ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau: vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.


3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Câu 1: Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần

A. Khuyến khích, cổ vũ.

B. Lên án, ngăn chặn.

C. Thờ ơ, vô cảm.

D. Học tập, noi gương.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?

A. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.

B. Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

C. Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.

D. Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.

Câu 3: Nhận xét về hành vi của Cửa hàng M trong trường hợp dưới đây:

Trường hợp. Cửa hàng M chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu.

A. Cửa hàng M có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.

B. Cửa hàng M đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.

C. Cửa hàng M biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.

D. Cửa hàng M đã vi phạm đạo đức kinh doanh.

Giải thích

Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu, đây là hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh vì đã lừa dối khách hàng, buôn bán bất chính,…

Câu 4: Đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty X trong trường hợp dưới đây?

Trường hợp. Hoạt động sản xuất xi măng luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy, công ty sản xuất xi măng X luôn xác định phát triển kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân địa phương. Công ty đã áp dụng nhiều sáng kiến, đầu tư hàng chục tỉ đồng để lắp đặt hệ thống lọc bụi, đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

A. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.

B. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

C. Không quảng cáo cường điệu, sai sự thật về sản phẩm.

D. Không đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ cạnh tranh.

Giải thích

Đạo đức kinh doanh được biểu hiện qua hoạt động phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường như áp dụng nhiều sáng kiến, đầu tư hàng chục tỉ đồng để lắp đặt hệ thống lọc bụi, đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của công ty X trong trường hợp trên.

Câu 5: Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?

A. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.

B. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.

C. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.

D. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.

Giải thích

Có thể thấy, khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, việc chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm của doanh nghiệp K đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh vì luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu, nói không với sản phẩm lỗi.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đạo đức kinh doanh theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 18/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023