logo

Lý thuyết KTPL 11 Bài 10 Chân trời sáng tạo: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật


1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

- Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật:

+ Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

+ Công dân bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

+ Công dân, dù ở vị trí nào và làm nghề gì, khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí, hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội

- Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa quan trọng:

+ Đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu của con người.

+ Đảm bảo công bằng và dân chủ trong xã hội.

+ Định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.


3. Thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng của công dân

- Trách nhiệm của công dân trong việc học tập về quyền bình đẳng công dân trước pháp luật: Công dân cần phải học tập và nắm được những quy định cơ bản về quyền bình đẳng công dân trước pháp luật.

- Trách nhiệm của công dân trong việc tuân thủ và chấp hành quy định pháp luật: Công dân cần có ý thức và trách nhiệm tuân thủ và chấp hành các quy định pháp luật về quyền bình đẳng công dân trước pháp luật.

- Trách nhiệm của công dân trong việc tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện: Công dân cần tuyên truyền và vận động mọi người cùng thực hiện quy định về quyền bình đẳng công dân trước pháp luật.

4. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Câu 1: Bất kì công dân nào cũng có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,... - điều này thể hiện

A. Công dân bình đẳng về quyền.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. Quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.

Giải thích

Bất kì công dân nào cũng có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,... - điều này thể hiện công dân bình đẳng về nghĩa vụ

Câu 2: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?

Tình huống. Năm nay Q, P và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. Q và P đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

A. Bạn Q và K.

B. Bạn K và P.

C. Bạn Q và P.

D. Cả 3 bạn Q, P, K.

Câu 3: Trong trường hợp dưới đây, anh T và chị V đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Anh T và chị V cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.

A. Quyền bầu cử và ứng cử.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền sở hữu tài sản.

Giải thích

Trong trường hợp trên, anh T và chị V đã được hưởng quyền tự do kinh doanh vì cùng được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Câu 4: Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12B đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12B trường trung học phổ thông Y đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.

A. Quyền học tập.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền sở hữu tài sản.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Giải thích

Trong trường hợp trên, các bạn học sinh lớp 12B đã được hưởng quyền học tập vì đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.

Câu 5: Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh B từ chối đề nghị của bà K đã thể hiện điều gì?

Trường hợp. Ông N, bà M và bà K đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một tuyến phố. Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Riêng bà K luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hàng tháng, vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của bà K không được cơ quan thuế tỉnh B chấp thuận.

A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.

B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.

D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 18/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023