logo

Lý thuyết KHTN 8 Bài 9 Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 9. Base, thang pH theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 9. Base, thang pH

Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 9: Base. Thang pH


I. Khái niệm

- Tương tự acid, base cũng là một trong những hợp chất phổ biến.

- Công thức phân tử của base gồm có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hydroxide (–OH). Số nhóm –OH bằng với hoá trị của kim loại.

- Khái niệm về base được phát biểu như sau: Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

- Hầu hết các hydroxide của kim loại là các base. Quy tắc gọi tên các base như sau:

- Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide

Ví dụ: Fe(OH),: iron(II) hydroxide;

Fe(OH)3: iron(III) hydroxide.

- Phần lớn các base không tan trong nước (base không tan), một số ít base tan trong nước. tạo thành dung dịch kiểm (base kiềm) như: KOH, NaOH, Ba(OH)2.


II. Tính chất hoá học

- Tính chất hoá học của base

+ Chuẩn bị: Dung dịch NaOH loãng, dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein; ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

+ Các base khác như KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH),... cũng phản ứng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

+ Phản ứng của base với acid tạo thành muối và nước. Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hoà.

Ví dụ: Ca(OH)2 +H2SO4→ CaSO4 + 2H2O.


III. Thang pH

- Thang pH là một tập hợp các con số từ 1 đến 14 được sử dụng để đánh giá độ acid - base của dung dịch.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 9

- Các dung dịch acid có pH < 7, các dung dịch kiềm có pH > 7 và dung dịch trung tính có pH = 7.

- Giá trị pH còn được sử dụng để so sánh độ mạnh của các acid cùng nồng độ hoặc các base cùng nồng độ.

- Xác định giá trị pH có thể sử dụng chất chỉ thị màu vạn năng hoặc các thiết bị đo pH như máy đo pH, bút đo pH.


IV. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 9 (có đáp án)

Câu 1: Phát biểu đúng là

A. Môi trường kiềm có pH<7.

B. Môi trường kiềm có pH>7.

C. Môi trường trung tính có pH≠7.

D. Môi trường acid có pH>7.

Giải thích:

+ Môi trường kiềm có pH > 7

+ Môi trường trung tính có pH = 7

+ Môi trường acid có pH < 7

Câu 2: Thang pH được dùng để:

A. biểu thị độ acid của dung dịch

B. biểu thị độ base của dung dịch

C. biểu thị độ acid, base của dung dịch

D. biểu thị độ mặn của dung dịch

Câu 3: Nếu pH = 7 thì dung dịch có môi trường:

A. Trung tính 

B. Base

C. Acid

D. Muối

Giải thích:

pH = 7: Môi trường trung tính.

pH < 7: Môi trường có tính Axit.

pH > 7: Môi trường có tính Bazơ.

Câu 4: Sữa tươi có độ pH ở khoảng:

A. 5,6

B. 6,7

C. 7,8

D. 8,9

Giải thích:

Với sữa tươi, độ pH ở ngưỡng 6.6 – 6.8 là đạt chuẩn. Nếu cao hơn, bò cho sữa có khả năng bị ốm, nếu thấp hơn, sữa có khả năng bị hỏng do vi khuẩn xâm nhập.

Câu 5: Thang pH thường dùng có các giá trị:

A. Từ 5 đến 8

B. Từ 1 đến 14

C. Từ 1 đến 13

D. Từ 1 đến 7

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức  Bài 9. Base, thang pH theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 21/03/2023 - Cập nhật : 13/08/2023